Hoàn thiện thể chế các nội dung xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 136 - 138)

8. Cấu trúc của luận án

4.2. Một số giải pháp thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉn hở

4.2.1. Hoàn thiện thể chế các nội dung xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh

ở Việt Nam

Dựa trên cơ sở lý luận tới đánh giá thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam thông qua 6 tỉnh nghiên cứu trường hợp cũng như định hướng của Đảng và nhà nước trong giai đoạn tới, luận án đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy UBND tỉnh xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam như sau:

4.2.1. Hoàn thiện thể chế các nội dung xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh tỉnh

4.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Qua phân tích thực trạng cho thấy, các địa phương đều đề cập tới việc xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh trong các văn bản mang tính quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, khơng nhiều địa phương thể chế hóa các nội dung xây dựng thương địa phương cấp tỉnh một cách thống nhất, mang tính chiến lược, có hệ thống. Vì vậy, để xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh thể hiện được những vai trị như đã phân tích ở khung lý thuyết thì việc đầu tiên cần đề cập tới là nhà nước nói chung và mỗi chính quyền địa phương cấp tỉnh nói riêng cần hồn thiện thể chế qua những chủ trương, định hướng liên quan đến xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Mục tiêu của nhóm giải pháp về hồn thiện thể chế các nội dung xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là tạo ra tính hệ thống, thống nhất từ mục tiêu, nội dung, phương thức, xác lập các nguồn lực, công cụ làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Đồng thời, thơng qua việc hồn thiện thể chế đo lường, kiểm soát các hoạt động trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Từ đó sẽ có căn cứ để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động này.

4.2.1.2. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để giải pháp có thể thực hiện được cần các điều kiện như sau:

+ Lãnh đạo cấp tỉnh là nhân tố quan trọng trong việc nhận thức, có tầm nhìn chiến lược định hướng về việc cần thiết thể chế hoá các nội dung về xây dựng thương hiệu địa phương.

+ Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, năng lực về chiến lược, chính sách trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

+ Sự quyết tâm của chính quyền địa phương và cán bộ, cơng chức cấp tỉnh trong trách nhiệm hoàn thiện thể chế các nội dung về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

4.2.1.3. Nội dung giải pháp

- Ban hành chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương quy mô tỉnh một cách bài bản và chuyên nghiệp. Đối với mỗi tỉnh/thành phố ở Việt Nam, việc xác định cần thiết xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh chịu ảnh hưởng rất lớn từ tầm nhìn, định hướng của lãnh đạo mỗi địa phương. Vì vậy, khơng phải tỉnh nào cũng ban hành chiến lược xây dựng thương địa phương cấp tỉnh. Tuy nhiên, nếu đã có định hướng, chủ trương tạo dựng thương hiệu địa phương (trên nhiều lĩnh vực hay một lĩnh vực cụ thể) thì đây là nội dung tiên quyết để đảm bảo việc xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh được mang tính tổng thể, bài bản.

- Thành lập một cơ quan đầu mối phụ trách về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Việc thành lập một cơ quan đầu mối có ý nghĩa đảm bảo trách nhiệm và chun mơn cho một hoạt động cịn khá mới trong khu vực cơng. Có cơ quan đầu mối sẽ đảm bảo tính thống nhất, thơng suốt trong q trình triển khai, hướng dẫn các cấp dưới thực thi.

- Ban hành danh mục và tiêu chuẩn các sản phẩm, dịch vụ, những giá trị hữu hình và vơ hình được xem xét cơng nhận là thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng tạo động lực cho chính chủ thể và các bên liên quan phấn đấu hướng tới những hạng mục để được công nhận là thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Đồng thời qua đó xác định được tiêu chuẩn cũng như duy trì được các tiêu chuẩn để được cơng nhận.

- Hồn thiện chính sách bảo trợ các sản phẩm được cơng nhận là thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Cần có chính sách bảo trợ cụ thể và rõ ràng hơn các thương hiệu địa phương cấp tỉnh được cơng nhận để những sản phẩm đó được phát triển hơn, đồng thời bản thân tỉnh cũng giữ được thương hiệu sản phẩm của mình. Để có thể thực hiện được việc này cần:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)