Quan điểm của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 84 - 85)

8. Cấu trúc của luận án

3.1. Cơ sở chính trị, pháp lý của xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉn hở

3.1.1. Quan điểm của Đảng

Trong những năm gần đây, nhận thức rõ tầm quan trọng của thương hiệu, trong những văn bản mang tính chất chỉ đạo của Đảng cũng đã đề cập tới việc xây dựng thương hiệu cho từng lĩnh vực để phát huy thế mạnh của cả nước hay từng vùng miền. - Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu

phát triển bền vững đất nước đã chỉ ra trong phần nhiệm vụ về Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.”

- Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về Chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao

chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế đã đề ra:

“Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nơng sản Việt Nam; có chính sách phù hợp để phát triển và tiêu thụ đối với các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có lợi thế quốc gia, lợi thế địa phương và các đặc sản vùng, miền.”

- Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về Phát triển du

lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã đưa ra chủ trương: “xây dựng, phát triển, đa

dạng hoá các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hoá, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới.” Đến nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt

Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa nội dung này là chủ trương lớn

trong phát triển các ngành kinh tế ven biển.

Từ những chỉ đạo có tính chất chung như Nghị quyết số 31-NQ/TW đề cập tới “phát triển các thương hiệu” đến Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 đã hướng tới cụ thể hơn “xây dựng thương hiệu nông sản” và tới Nghị quyết 08-NQ/TW là “thương hiệu du lịch biển” đã cho thấy sự quan tâm, định hướng ngày càng rõ nét hơn, cụ thể hơn của Đảng trong xây dựng thương hiệu ở Việt Nam.

Đó là những căn cứ mang tính chất chỉ đạo, định hướng cho q trình xây dựng thương hiệu quốc gia nói chung và thương hiệu địa phương nói riêng để các cơ quan nhà nước tiến hành tổng thể quá trình xây dựng thể chế, chiến lược, huy động nguồn lực, cơ sở vật chất…hiện thực hóa những chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)