Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 148 - 152)

8. Cấu trúc của luận án

4.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Khảo nghiệm nhằm kiểm định tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam, trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu và có thể triển khai vào thực tiễn để xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả.

4.3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết của giải pháp

Khảo sát về tính cấp thiết của giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam cho kết quả:

Bảng 4. 1. Tính cấp thiết của các giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam

STT CÁC GIẢI PHÁP TÍNH CẤP THIẾT (%) ĐTB Khơng cấp thiết Ít Cấp thiết Khá cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết

1 Hoàn thiện thể chế các nội dung

xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh;

0 1,2 32,9 55,7 10,2 3,75

2 Nâng cao năng lực đội ngũ nhân

sự triển khai xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh;

0 0 30,5 64,2 5,3 3,75

3 Tăng cường nguồn lực đầu tư cho

xây dựng thương hiệu địa phương;

0 0 39,0 52,4 8,6 3,70

4 Thúc đẩy sự hợp tác, đồng thuận

từ các bên liên quan trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh;

0 3,4 36,4 47,6 12,6 3,69

5 Hỗ trợ đẩy mạnh sự đa dạng,

sáng tạo trong phương thức tiếp cận, quảng bá truyền thông thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

(Nguồn: Tác giả)

Qua bảng phân tích số liệu cho thấy, khơng có giải pháp nào được đánh giá là Rất cấp thiết. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế về mức độ nhận thức đánh giá tầm quan trọng của Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của các đối tượng được khảo sát. Thực tế, đây là vấn đề còn mới ở Việt Nam, việc nhận thức cũng như đánh tính hiệu quả, cấp thiết cịn chưa thực sự rõ nét. Vì vậy, các ý kiến đánh giá các giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam là cấp thiết, tuy nhiên mức độ đánh giá cao, thấp khác nhau như sau:

- Giải pháp được đánh giá với mức độ cấp thiết nhất với ĐTB cao nhất (3,75) đó là biện pháp “Hoàn thiện thể chế các nội dung xây dựng thương hiệu địa phương

cấp tỉnh” và giải pháp “Nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự triển khai xây dựng

thương hiệu địa phương cấp tỉnh”. Điều đó cho thấy, những người được hỏi ý kiến

đều thấy sự cần thiết hàng đầu đảm bảo quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh cần là những cơ sở pháp lý và người thực thi có năng lực thì mới thực thi và đạt hiệu quả tốt nhất. Với mức ĐTB cao nhất tính cấp thiết trong các giải pháp đưa ra cho thấy sự đánh giá cao vai trị chủ trì, chủ động của cơ quan nhà nước, đội ngũ thực thi công vụ trong vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh từ chính những người làm việc trong khu vực công và người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các hiệp hội. Trên thực tế, đây cũng là 2 vấn đề khi xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam còn yếu và thiếu. Đó cũng là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động này. Vì vậy, muốn thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam, đồng thời khẳng định vai trò của cơ quan nhà nước trong vấn đề này thì đây thực sự là hai giải pháp có tính cấp thiết nhất.

- Giải pháp “Tăng cường nguồn lực đầu tư cho xây dựng thương hiệu địa

phương” được đánh giá với mức độ cấp thiết thứ hai với ĐTB là 3,70. Và giải pháp “Thúc đẩy sự hợp tác, đồng thuận từ các bên liên quan trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh” có mức ĐTB là 3,69 cho thấy sự mong mỏi của các

nhóm đối tượng được hỏi ý kiến về sự chủ động của UBND cấp tỉnh trong việc hỗ trợ cũng như thúc đẩy sự hợp tác với các bên liên quan để quá trình xây dựng thương hiệu

địa phương cấp tỉnh tạo được sự liên kết, khai thác được nguồn lực một có tầm nhìn chung và có tính hệ thống.

- Giải pháp “Hỗ trợ đẩy mạnh sự đa dạng, sáng tạo trong phương thức tiếp

cận, quảng bá truyền thông thương hiệu địa phương cấp tỉnh” được đánh giá ít cấp

thiết hơn với ĐTB là 3,60 trong các giải pháp thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa

phương cấp tỉnh ở Việt Nam. Điều này cũng cho thấy phù hợp về logic khảo sát với cả 2 nhóm đối tượng. Vì các mức độ cấp thiết được đánh giá cao hơn là các nội dung có tính căn bản, làm hiệu quả các điều đó thì giải pháp này thực hiện mới đem lại nhiều ý nghĩa.

4.3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của giải pháp

Khảo sát về tính cấp thiết của giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam cho kết quả:

Bảng 4. 2. Tính khả thi của các giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam

STT CÁC GIẢI PHÁP TÍNH KHẢ THI (%) ĐTB Khơng khả thi Ít khả thi Khá khả thi Khả thi Rất khả thi

1 Hoàn thiện thể chế các nội dung

xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh;

0 0 64,6 30,5 4,9 3,40

2 Nâng cao năng lực đội ngũ nhân

sự triển khai xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh;

0 2,4 65,9 29,3 2,4 3,32

3 Tăng cường nguồn lực đầu tư cho

xây dựng thương hiệu địa phương;

0 3,7 56,1 40,2 0 3,37

4 Thúc đẩy sự hợp tác, đồng thuận

từ các bên liên quan trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh;

0 0 30,5 62,2 7,3 3,77

5 Hỗ trợ đẩy mạnh sự đa dạng,

sáng tạo trong phương thức tiếp cận, quảng bá truyền thông

STT CÁC GIẢI PHÁP TÍNH KHẢ THI (%) ĐTB Khơng khả thi Ít khả thi Khá khả thi Khả thi Rất khả thi

thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

(Nguồn: Tác giả)

Qua bảng phân tích số liệu cho thấy, khơng có giải pháp nào được đánh giá là Rất khả thi. Tất cả các ý kiến đánh giá các giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam là Khả thi và Khá khả thi, điều này cho thấy đối tượng đánh giá sự tin tưởng vào các giải pháp có khả năng thực hiện khi triển khai.

Giải pháp được đánh giá là Khả thi có ĐTBmax= 3,77 là Thúc đẩy sự hợp tác,

đồng thuận từ các bên liên quan trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Điều này cho thấy sự tin tưởng của các nhóm khảo sát với những nền tảng

mà chủ thể xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh đã gây dựng được từ trước đó. Điều đó sẽ là địn bẩy cho chủ thể UBND cấp tỉnh có được sự hỗ trợ từ nhiều mặt đối với các bên liên quan. Điều này thực sự quan trọng trong quá trình Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Vì trên thực tế, việc này khơng chỉ có chủ thể mong muốn và tự làm là thành cơng mà cịn cần sự hỗ trợ, chung sức, và cùng duy trì để xây dựng được và làm cho thương hiệu địa phương cấp tỉnh tồn tại và phát triển bền vững.

ĐTB cao thứ 2= 3,72 được đánh giá Khả thi là Hỗ trợ đẩy mạnh sự đa dạng,

sáng tạo trong phương thức tiếp cận, quảng bá truyền thông thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Kết quả này khá tương đồng với kết quả đánh giá ở phần thực trạng khi các

nhóm khảo sát đánh giá các hoạt động truyền thông, quảng bá ở mức Khá, như vậy họ mong chờ những thay đổi mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Quan trọng hơn, khi đánh giá giả pháp này là Khả thi đã cho thấy đây là giải pháp có thể triển khai vào thực tế có hiệu quả. Thực tế tại các tỉnh, có thể đã có sẵn những đặc tính, sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu, chỉ cần UBND tỉnh hỗ trợ về giải pháp tiếp cận, quảng bá để được biết đến, lan tỏa nhiều hơn. Việc tăng sáng tạo, đa dạng, phương thức tiếp cận sẽ rất khả thi khi các bên thụ hưởng sẵn sàng đón nhận những hỗ trợ đó. Đồng thời UBND

ĐTB min= 3,32 được đánh giá ở mức Khá khả thi là Nâng cao năng lực đội ngũ

nhân sự triển khai xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Đây cũng là giải pháp

duy nhất được đánh giá ở mức Khá khả thi, so với các giải pháp khác là Khả thi. ĐTB thấp thứ 2 = 3,4 ở mức Khả thi là Hoàn thiện thể chế các nội dung xây dựng thương

hiệu địa phương cấp tỉnh. Điều này tạo ra sự tỉ lệ nghịch trong tương quan giữa tính

cấp thiết và khả thi khi 2 giải pháp được đánh giá là Cấp thiết nhất lại là 2 giải pháp ít khả thi nhất. Tuy mới nhìn có thể thấy sự khơng tương đồng nhưng kết quả này đã phản ánh rất rõ thực tế hiện nay ở Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Như vậy, rõ ràng, nếu muốn thúc đẩy hiệu lực, hiệu quả xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh cần thiết phải có cơ sở pháp lý có tính chiến lược, thuận lợi, tạo điều kiện cho các bên xây dựng thương hiệu. Đồng thời cần có đội ngũ nhân lực đảm bảo tính hệ thống, nhất quán đủ năng lực để chủ động trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở Việt Nam điều còn yếu và thiếu để xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh có tính chiến lược, hệ thống lại cũng là hai vấn đề này. Trong khi để biến giải pháp thành hiện thực cần một quá trình nhận thức, thay đổi tư duy và năng lực của người thực thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 148 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)