Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 71 - 75)

8. Cấu trúc của luận án

2.2. Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh

2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh

Bất kì một q trình tạo dựng nào thành cơng cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Việc xác định các yếu tố quan trọng tác động sẽ giúp cho chủ thể phát huy những điểm mạnh, điều chỉnh các hạn chế của mình. Có nhiều cách tiếp cận về các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Như:

Julia Winfield-Pfefferkorn [76] nhận định: Một tỉnh cần có những giá trị tốt để có thể xây dựng thành cơng thương hiệu địa phương của tỉnh, nhưng cịn có rất nhiều yếu tố liên quan. Sự nỗ lực hợp tác giữa cơ quan hành pháp cấp tỉnh với người dân là một trong các yếu tố rất quan trọng để xác định tiềm năng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

Theo Hankinson [73], các yếu tố quyết định quản trị thương hiệu địa phương hiệu quả cần có là (i) Lãnh đạo có triển vọng mạnh mẽ, (ii) Thương hiệu thể hiện rõ văn hoá tổ chức, (iii) Phịng ban phối hợp và liên kết q trình, (iv) Truyền thông nhất quán trên một phạm vi rộng các bên liên quan và (v) Mạnh mẽ, tương thích hợp tác. Như vậy, trong nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đều khẳng định rằng, để xây dựng thương hiệu địa phương thành cơng cần có vai trị của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, thẩm quyền trong khu vực công.

Braun và cộng sự [69] cho rằng hiệu quả của thương hiệu địa phương phụ thuộc vào sự hỗ trợ và cam kết của các nhóm, bao gồm: người dân, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp địa phương và các nhóm cộng đồng.

Luận án xác định chủ thể xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là UBND tỉnh, vì vậy trong phần phân tích này sẽ tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu

lực, hiệu quả của UBND tỉnh trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

Hình 2.7. Yếu tố ảnh hướng đến xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh

(Nguồn: Tác giả)

2.2.6.1. Thể chế nhà nước

Xây dựng thương hiệu địa phương là vấn đề còn mới trong khu vực cơng ở Việt Nam, vì vậy, các địa phương cịn gặp nhiều vướng mắc ở chủ trương, chính sách cũng như hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này. Thể chế nhà nước được xem xét “gồm toàn bộ các cơ quan Nhà nước với hệ thống quy định do Nhà nước xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cương xã hội” [22]. Như vậy, để đảm bảo tính hợp pháp, hiệu lực thì năng lực của UBND cấp tỉnh cũng như các cơ quan chun mơn có thể được phát huy, tăng cường trong vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương dựa trên thể chế nhà nước. Trong những năm gần đây, một số văn kiện của Đảng, nhà nước đã bắt đầu đề cập tới “thương hiệu quốc gia”, “thương hiệu vùng, miền”, “thương hiệu du lịch biển”…. đã tạo những cơ sở bước đầu cho cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tiên phong triển khai chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương.

2.2.6.2. Tầm nhìn của lãnh đạo, quản lý

Yếu tố ảnh hướng đến xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Thể chế nhà nước

Tầm nhìn của lãnh đạo, quản lý Nguồn lực đầu tư cho xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh

Sự hợp tác, đồng thuận của các bên liên quan

Đội ngũ lãnh đạo, quản lý tác động lớn đến xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Thể hiện ở năng lực, phong cách quản lý, kĩ năng… của mỗi người. Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là một nội dung khá mới ở Việt Nam, đồng thời việc đầu tư, triển khai cũng như hiệu quả sẽ không thể đo đếm ngay qua một, hai năm mà sẽ cần một quá trình nhất định. Vì vậy, phải là người lãnh đạo tiên phong, có tầm nhìn mới có quyết tâm xây dựng thương hiệu địa phương. Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, lãnh đạo, quản lý của UBND và các cơ quan chuyên mơn tỉnh nào có năng lực đón nhận những điều mới, tiên phong sẽ là cơ hội cho địa phương đó phát triển trong vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương. Cùng với tầm nhìn, chủ động phát triển địa phương người lãnh đạo, quản lý cũng cần một đội ngũ ủng hộ, chung sức để hiện thực hóa các chính sách, chiến lược. Điều đó phụ thuộc vào người lãnh đạo ở trí tuệ, tầm nhìn, đạo đức, phong thái, kinh nghiệm, cá tính, khả năng gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng…Người lãnh đạo, quản lý, nếu đủ “tâm, tầm, tài” sẽ thu hút được và sử dụng hiệu quả nhân lực chất lượng để cùng biến những ý tưởng thành hiện thực.

2.2.6.3. Nguồn lực đầu tư cho xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh

Nguồn lực đầu cho xây dựng thương hiệu địa phương bao gồm nguồn nhân lực và nguồn lực vật chất. Bên cạnh những nhà lãnh đạo, quản lý có tầm nhìn, tâm huyết với sự phát triển của địa phương thì cần đội ngũ nhân lực trong khu vực cơng triển khai thành hiện thực q trình xây dựng thương hiệu địa phương. Những nhân lực đó phải đảm bảo về số lượng để thực hiện được khối lượng cơng việc, đồng thời họ cần có năng lực chun mơn, kinh nghiệm triển khai trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu để tham mưu cho lãnh đạo, hiện thực hóa, giám sát sâu sát q trình quyết định tới hiệu quả của q trình này cũng có tác động trực tiếp tới những bên liên quan. Vì vậy, yếu tố nhân lực thực thi của nhân lực trong khu vực công là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quá trình xây dựng thương hiệu địa phương thành cơng hay khơng.

Cùng với đó, nếu chỉ có sự tâm huyết nhiệt tình của đội ngũ nhân lực mà khơng có sự đầu tư về vật chất như tài chính, cơ sở hạ tầng, cơng nghệ… thì khơng thể đảm

2.2.6.4. Sự hợp tác, đồng thuận của các bên liên quan

Các bên liên quan gồm: Người dân, nhà đầu tư, người sản xuất, đơn vị cung cấp dịch vụ….Bản thân họ không những là một phần rất quan trọng góp phần làm nên thương hiệu địa phương cấp tỉnh mà có thể tạo ra, trở thành thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Tuy nhiên, để thương hiệu địa phương cấp tỉnh có được tính chiến lược, tổng thể phù hợp với quy mơ một tỉnh thì họ sẽ là những yếu tố trọng yếu để đem lại hiệu quả cho quá trình này. Vì vậy, nếu các bên liên quan cùng hiểu, cùng chia sẻ, cùng nỗ lực đóng góp sức mình trong q trình này thì đó là những thuận lợi rất lớn để xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh được thành cơng. Ví dụ như tỉnh Lâm Đồng có định hướng xây dựng thương hiệu Đà Lạt về nông sản công nghệ cao dựa trên những thế mạnh sẵn có về điều kiện tự nhiên đã được sự ủng hộ đồng thuận lớn từ người dân, doanh nghiệp nên số lượng các hộ nông dân, công ty sản xuất theo hướng phát triển thương hiệu ngày càng mở rộng. Để có được điều đó, UBND tỉnh cũng cần có những tun truyền cơng khai, truyền cảm hứng, chính sách thu hút để các bên liên quan thêm tin yêu giá trị tốt đẹp của tỉnh, cùng đồng lịng chung sức với chính quyền tỉnh thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

2.2.6.5. Xu thế phát triển của thế giới

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và tồn cầu hóa mạnh mẽ. Những định hướng, chiến lược phát triển của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của bối cảnh toàn cầu. Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh cũng khơng thể nằm ngồi vấn đề đó. Cần phải quan tâm xu thế vận động, phát triển của thế giới hiện nay là gì để đảm bảo các chiến lược về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh đi thuận chiều với nhu cầu, chuẩn mực mà đa số các quốc gia, người dân trên thế giới hướng tới. Như ngày nay, xu thế tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng, hình thức, mà người tiêu dùng văn minh đều muốn biết những sản phẩm đó có thân thiện với mơi trường, có khả năng tái tạo, có bóc lột sức lao động của người khác, có nguồn gốc rõ ràng hay không… Xu thế phát triển của thế giới ngày nay là phát triển bền vững, thì các sản phẩm của thương hiệu địa phương phải làm được điều đó, chứng minh được điều đó thì mới mong các thương hiệu địa phương của tỉnh lan tỏa ra ngoài Việt Nam,

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố khác tác động tới xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh như: yếu tố tự nhiên sẵn có, lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương, doanh nghiệp, nhà đầu tư, người sản xuất, khoa học cơng nghệ…thậm chí, có những yếu tố góp phần rất quan trọng hoặc cũng có thể là chủ thể của một hay nhiều thương hiệu địa phương. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, để thương hiệu địa phương cấp tỉnh được xây dựng mang tính hệ thống, tổng thể, có chiến lược cho cả tỉnh thì chủ thể được xác định là UBND tỉnh. Vì vậy luận án tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng tác động tới hiệu lực, hiệu quả xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của UBND tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)