Bài học liên hệ cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 80 - 84)

8. Cấu trúc của luận án

2.3. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉn hở một số quốc

2.3.2. Bài học liên hệ cho Việt Nam

Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức là 3 quốc gia có thể được xem như những điển hình thành cơng trong xây dựng thương hiệu địa phương mà chủ thể đóng vai trị then chốt của q trình xây dựng là chính quyền địa phương mà cụ thể là cơ quan hành chính của mỗi nước. Q trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của các tỉnh/thành phố của 3 nước trên đã diễn ra được hơn 20, 30 năm nhưng thành công của những thương hiệu địa phương cấp tỉnh vẫn được duy trì, phát huy thế mạnh cho đến ngày nay. Rõ ràng, hiệu quả của xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là không thể phủ nhận. Vai trị của cơ quan hành chính tại địa phương đã được khẳng định. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức đều có những điểm chung rất đang lưu ý:

- Cơ quan trung ương đều ủng hộ và hỗ trợ các chính sách mang tính vĩ mơ, chiến lược trong tổng thể phát triển của quốc gia.

- Cơ quan hành chính địa phương đều đóng vai trị chủ trì, chủ động, trực tiếp xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của họ.

- Cơ quan hành chính địa phương tích cực trong xây dựng chính sách xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, tạo dựng liên kết các bên liên quan, vùng miền để đạt sự đồng thuận và cùng phát triển.

- Quá trình xây dựng thương hiệu địa phương đều được đầu tư nghiêm túc, đồng bộ, thống nhất từ chiến lược tới các hoạt động thực thi, tới các nguồn lực thiết yếu để đảm bảo sự thành cơng.

Những bài học có ý nghĩa được rút ra là:

- Cần có sự ủng hộ về quan điểm, chính sách từ cơ quan trung ương đối với chiến lược và quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Đồng thời, Trung ương sẵn sàng tham gia góp phần tạo dựng hình ảnh, gia tăng giá trị tinh thần và quảng bá cho các sản phẩm thương hiệu của tỉnh.

- UBND cấp tỉnh cần thể hiện rõ vai trị chủ thể của q trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh thơng qua việc có chiến lược rõ ràng; quyết tâm và thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh với những sản phẩm đã đặt mục tiêu xây dựng.

- UBND cấp tỉnh cần có sự phối hợp thơng suốt, hiệu quả từ nội bộ trong quá trình thực hiện triển khai xây dựng thương hiệu địa phương và tăng cường kết nối, huy động các nguồn lực bên ngoài tham gia.

- Các hoạt động trong xây dựng THĐP cấp tỉnh được thực hiện thống nhất, đồng bộ, thông suốt để bảo tính hiệu lực, hiệu quả của q trình.

- UBND cấp tỉnh cần tận dụng, phát huy chủ động các công cụ hiện đại của truyền thông, bắt kịp các xu hướng tâm lý, thẩm mỹ, tiêu dùng của công chúng mục tiêu trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh để tạo sự hấp dẫn đối với họ.

- Quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh cần phải được quan tâm liên tục, có sản phẩm rồi tiếp tục làm mới, làm thú vị hơn để không bị cũ, bị nhàm chán.

Với những kinh nghiệm của các quốc gia đã thành công trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, UBND tỉnh hồn tồn có thể xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam. Việt Nam sẽ có nhiều tỉnh trong cả nước có những

thương hiệu cấp tỉnh đáng tự hào, góp phần làm nên thương hiệu quốc gia, gia tăng lợi thế cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội một cách bền vững tại mỗi tỉnh.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã trình bày cơ sở khoa học về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Trong chương này, luận án làm rõ cơ sở lý luận cũng như trình bày quan điểm của tác giả từ thuật ngữ “Thương hiệu địa phương”, “Thương hiệu địa phương cấp tỉnh”, “Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh” để làm rõ khái niệm, vai trị, yếu tố cấu thành và quy trình về thương hiệu địa phương, thương hiệu địa phương cấp tỉnh, xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Chương 2 đồng thời xác định chủ thể của quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở địa phương cụ thể: UBND cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (gọi tắt là UBND cấp tỉnh) và các bên liên quan đến quá trình này. Chương 2 luận án đã trình bày quy trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh gồm 6 hoạt động: Xác định mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án gắn với xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Phân công, phối hợp giữa các cơ quan liên quan thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Kết nối, huy động các bên liên quan thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Truyền thông, quảng bá thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Đây là cơ sở lý thuyết để hướng tới phân tích thực trạng trong chương tiếp theo của luận án. Đồng thời, luận án cũng trình bày các tiêu chí đánh giá kết quả và các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Bên cạnh cơ sở lý luận, chương 2 cũng trình bày cơ sở thực tiễn về kinh nghiệm của một số quốc gia đã thành công trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức. Để có những thành cơng đó, vai trị chủ chốt của chính phủ, cơ quan hành pháp địa phương mang tính quyết định. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án có cơ sở vững chắc để thực hiện q trình phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam.

Chương 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)