Định hướng thúc đẩy thương hiệu địa phương cấp tỉn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 132 - 136)

8. Cấu trúc của luận án

4.1. Định hướng thúc đẩy thương hiệu địa phương cấp tỉn hở Việt Nam

Đề tài luận án nghiên cứu về “Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam” được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển, mở rộng hội nhập quốc tế, tham gia tích cực vào cách mạng 4.0 đồng thời có những định hướng chiến lược phát triển bền vững. Trên thực tế, quá trình xây dựng thương hiệu địa phương ở Việt Nam cịn có những hạn chế nhất định. Do vấn đề thương hiệu địa phương còn là nội dung khá mới ở Việt Nam cũng như với các địa phương, điều này dẫn tới mức độ nhận thức tầm quan trọng hay nhận diện xu hướng, đón bắt cơ hội khơng đồng đều ở mỗi địa phương. Vì vậy, hiện nay chỉ có một số địa phương có chiến lược, kế hoạch chính thức, chủ động với hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của UBND cấp tỉnh trong vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, từ xây dựng kế hoạch, đề án đến triển khai thực tiễn…. Vì vậy, cần có định hướng từ Đảng, Nhà nước và từ chính quyền địa phương cấp tỉnh để thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam:

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 diễn ra đầu năm 2021 đã xác định bối cảnh quốc tế về vấn đề tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng gặp nhiều trở ngại, thách thức; Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hồn, tăng trưởng xanh đang là mơ hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn; Công nghệ số sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mơ hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội; Xu thế đơ thị hóa và phát triển đô thị thông minh ngày càng gia tăng. Cạnh tranh giữa các nước trong việc trở thành các trung tâm tài chính, đổi mới sáng tạo ngày càng lớn. Bối cảnh trong nước có những thuận lợi: Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh

tế bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế được cải thiện đáng kể, tăng độ mở nền kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) lớn; Khát vọng vì một Việt Nam thịnh vượng, ý chí tự lực, tự cường là sức mạnh nội sinh cho đất nước phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới. Cùng với đó là những hạn chế, thách thức: Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế cao; ơ hình tăng trưởng chưa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp; vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài; chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước... nhằm nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Từ bối cảnh đó, vấn đề xây dựng thương hiệu là một trong những nội dung đã được đề cập tới ở phần Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng cộng sản Việt Nam. Bao gồm:

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia. Thúc đẩy phát triển thương mại

trong nước theo hướng hiện đại, tăng trưởng nhanh và bền vững, gắn với nâng cao uy tín, chất lượng hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng, an tồn thực phẩm; bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, người sản xuất, phân phối và người tiêu dùng.

- Xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh

chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vùng Tây Nguyên: Nâng cao hiệu quả các diện tích cây cơng nghiệp, cây dược

liệu, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung vào sản xuất nơng nghiệp hàng

hóa, hiện đại, quy mơ lớn; nơng nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưu hóa về giá trị nơng nghiệp; phát triển cơng nghệ về giống, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

- Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để xây dựng

liên kết theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh thực hiện Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Với 05 nội dung nêu trên trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm

2021-2030 đã cho thấy sự quan tâm của Đảng về xây dựng thương hiệu. Nếu như trong các chủ trương, định hướng trước đây của Đảng mới chỉ đề cập tới xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước, thương hiệu về nông sản, thương hiệu về du lịch thì trong Chiến lược đã được làm rõ hơn, mở rộng hơn về vấn đề xây dựng thương hiệu nói chung và gợi mở cho xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh nói riêng.

Thứ nhất, “Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia” là cơ sở quan trọng

định hướng cho mỗi tỉnh trong việc nghiên cứu, sản xuất xây dựng các sản phẩm trong tỉnh thành thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Bởi rõ ràng, để có thể có sản phẩm đạt tiêu chuẩn, được chứng nhận thương hiệu sản phẩm quốc gia thì phải sản phẩm đó phải được làm ra tại một địa phương nào đó trên đất nước Việt Nam và được địa phương nơi đó cơng nhận về nguồn gốc, chất lượng, hình thức sản phẩm thì mới có cơ hội được công nhận ở cấp cao hơn. Đồng thời, để có thể xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia đảm bảo chất lượng, tạo sự uy tín, thúc đẩy thương mại thì khơng chỉ có người sản xuất, người kinh doanh hay nhà đầu tư tham gia. Q trình này cần thiết phải có sự tham gia xây dựng, triển khai, quản lý của cơ quan nhà nước. Vì vậy, có

thể thấy trong một ý về ““Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia” đã là định

hướng thuận lợi cho UNBD cấp tỉnh có những kế hoạch, đề án xây dựng thương hiệu các sản phẩm phù hợp với thế mạnh của tỉnh mình.

Thứ hai, “Xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu du lịch quốc gia” là cơ sở quan trọng định hướng cho mỗi tỉnh trong việc xây dựng thương hiệu theo ngành, lĩnh vực cụ thể là du lịch. Vấn đề này đòi hỏi vai trò chủ động, sáng tạo của UBND tỉnh của mỗi địa phương khi kết hợp giữa giá trị lịch sử, văn hóa, điều kiện tự nhiên, con người địa phương… để nghiên cứu, bảo tồn, phát triển các hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc theo hướng tạo ra giá trị cốt lõi cho du lịch. Định hướng này cũng tạo cơ hội cho các tỉnh trong cả nước đều có thể xây dựng

thương hiệu du lịch của tỉnh mình, góp phần định vị thương hiệu du lịch quốc gia mang bản sắc của Việt Nam.

Thứ ba, xây dựng thương hiệu ở các vùng như Tây Nguyên (sản phẩm dược liệu, cây công nghiệp), Đồng bằng sông Cửu Long (nông sản, thủy sản theo hướng hữu cơ kết hợp công nghệ cao) là cơ sở quan trọng cho định hướng xây dựng thương hiệu vùng miền cũng như đối với các tỉnh trong phạm vi vùng đó. Đây là cơ hội thuận lợi cho các tỉnh ở vùng Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển theo định hướng đã đề ra trong Chiến lược. Vì như vậy, các tỉnh trong vùng đã có sự đảm bảo thống nhất về chủ trương, chính sách, sẽ nhận được sự ủng hộ từ chính sách, ngân sách, nguồn lực…từ trung ương để triển khai. Đồng thời, đó cũng làm mục tiêu được đề ra đối với các tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh nên sẽ không vướng phải vấn đề không rõ về mục tiêu hay chồng chéo khi nhiều tỉnh cùng hướng tới xây dựng thương hiệu nào đó.

Thứ tư, một định hướng quan trọng trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh được Đảng đề cập tới đó là chính quyền địa phương cần có sự chủ động thu hút doanh nghiệp để tạo cầu nối giữa người sản xuất với bên tiêu thụ các sản phẩm là thương hiệu trong chương trình "mỗi xã một sản phẩm". Đây là định hướng cụ thể đối với vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Đặc biệt đối với các tỉnh có nhiều khu vực nơng thơn cần đẩy mạnh vấn đề này. Vì để tạo dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, bản thân mỗi tỉnh phải có những sản phẩm có thương hiệu. Các sản phẩm đó có thể bắt đầu được tạo dựng, ghi nhận thương hiệu ở các cấp khác nhau, nếu được sự quan tâm đầu tư phù hợp từ chính quyền địa phương sẽ có cơ hội phát triển thành thương hiệu địa phương cấp tỉnh và nâng cấp thành thương hiệu quốc gia. Cùng với bối cảnh vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Chính quyền địa phương cấp tỉnh nói chung và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nói riêng, những định hướng của Đảng nêu trên là cơ sở về chủ trương, đường lối vững chắc để thúc đẩy UBND cấp tỉnh các địa phương có động lực, niềm tin hướng tới xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 132 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)