Sự cần thiết xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 51 - 56)

8. Cấu trúc của luận án

2.2. Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh

2.2.2. Sự cần thiết xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh

Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam còn là nội dung khá mới nhưng trên thế giới, việc nghiên cứu lý thuyết và hiện thực hóa đã và đang diễn ra ngày càng rộng. Ngay từ những năm đầu thế kỉ 21, Anholt [61] khẳng định “Thời điểm cho thương hiệu địa phương đã đến”, đó là sự tiếp cận “cần thiết trong thế kỷ 21” mà bất kì chính phủ nào cũng cần quan tâm tới. Vì vậy, xây dựng thương hiệu thành phố là một hoạt động quan trọng đối với các thành phố trên thế giới. Jacobsen [74] cũng nhận định rằng, xây dựng thương hiệu địa phương là một phương pháp phổ biến để thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương bởi theo Takafumi Ikuta (2006) [90], lợi ích của thương hiệu địa phương cấp tỉnh là thúc đẩy tăng doanh số bán hàng sản phẩm địa phương, gia tăng quảng bá con người, du lịch, giới thiệu đầu tư, thúc đẩy công nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực và nơi cư trú. Điều đó dẫn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Đồng quan điểm với các nhà khoa học trên George Allen [71] cho rằng, thương hiệu địa phương mở ra cơ hội đến với ngành công nghiệp số một thế giới- du lịch và hướng tới các sáng kiến phát triển kinh tế lớn hơn.

Có thể khẳng định rằng, xu thế xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là phù hợp và cần thiết không chỉ cho các quốc gia phát triển trên thế giới mà cả những quốc gia có mong muốn phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững như Việt Nam. Có thể khái quát sự cần thiết xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh qua hình sau:

Hình 2.2. Sự cần thiết xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh

(Nguồn: Tác giả)

- Khẳng định thế mạnh tự thân của địa phương: Xây dựng thương hiệu địa

phương cấp tỉnh là cơ hội cho mỗi địa phương khẳng định thế mạnh tự thân của mỗi địa phương. Mỗi một quốc gia sẽ có nhiều đơn vị hành chính trong đó. Mỗi đơn vị hành chính tùy theo trên vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội, nguồn nhân lực hay văn hóa, lịch sử… sẽ tạo thành những đặc điểm riêng của mỗi địa phương. Quá trình xây dựng thương hiệu địa phương sẽ có những phân tích, đánh giá thực trạng, điểm mạnh, điểm còn hạn chế của địa phương để làm cơ sở xác định phát triển thương hiệu nào. Đây là căn cứ rất có ý nghĩa khi kết hợp cùng các đánh giá, phân tích của những lĩnh vực liên quan với nhau. Điều này sẽ giúp cho chính quyền tỉnh xác định những định hướng nào cần phát triển, khai thác lĩnh vực nào có tiềm năng để đưa vào trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Những đặc điểm riêng có thể là ưu điểm, là hạn chế nhưng nếu UBND cấp tỉnh có chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương để tận dụng những ưu điểm hoặc biến những hạn chế thành điểm nhấn tích cực để khai thác, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế thì đó chính là thế mạnh tự thân của mỗi địa phương. Xây dựng thành công thương hiệu địa phương cấp tỉnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh nhà, đồng thời

Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Khẳng định thế mạnh tự thân của địa phương Thu hút vốn đầu tư

cho địa phương

Thu hút, giữ chân nguồn nhân lực

chất lượng cao

Phát triển kinh tế- xã hội bền vững cho địa phương

Nâng cao vị thế địa phương Góp phần khai thác thế mạnh liên địa phương, liên vùng Góp phần xây dựng thương hiệu quốc

gia

Động lực cho người dân thêm tin

yêu, góp sức xây dựng tỉnh

góp phần vào các giá trị thương hiệu quốc gia, khẳng định tầm nhìn, định hướng, triển khai chính sách của chính quyền địa phương là đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung. Đó là cơ sở tạo dựng uy tín về năng lực của UBND cấp tỉnh trong đánh giá của người dân, cơ quan cấp trên cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Đây cũng có thể là một yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệu địa phương cấp tỉnh của chính quyền địa phương nói chung và UBND tỉnh nói riêng. Những thế mạnh tự thân của mỗi địa phương sẽ là giá trị cốt lõi để địa phương chủ động trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội tổng thể đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào cấp trung ương. Một quốc gia có nhiều địa phương cấp tỉnh có những thế mạnh tự thân được khẳng định thì quốc gia đó thực sự vững mạnh.

- Phát triển kinh tế- xã hội ổn định, bền vững cho địa phương: Để mỗi địa

phương có sự phát triển kinh tế- xã hội ổn định, bền vững phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên đến thời điểm này cần xem xét xây dựng thương hiệu địa phương là một trong những yếu tố cơ bản. Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh sẽ tạo ra những thương hiệu địa phương được công nhận, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, mua sắm các sản phẩm/dịch vụ có giá trị của người tiêu dùng, từ đó nâng cao sản lượng, nâng cao doanh thu của tỉnh. Một tỉnh có những thương hiệu địa phương được nhiều người biết đến, sử dụng đến như những sản phẩm, dịch vụ hay những đặc trưng về văn hóa, tự nhiên sẽ khiến nhu cầu cho những mặt hàng đó tăng lên. Điều này sẽ làm cho một hệ thống những chuỗi sản xuất, dịch vụ cùng gia tăng về sản phẩm, năng suất. Đó là những tiền đề vững chắc cho việc tăng trưởng kinh tế của mỗi tỉnh. Thực tiễn từ các địa phương trên thế giới khi xây dựng thành cơng thương hiệu địa phương, họ đã có sự phát triển kinh tế ổn định, người dân có việc làm, cuộc sống xã hội ổn định. Những điều đó là nền móng tạo cho địa phương sự ổn định và phát triển bền vững. Xây dựng thành công thương hiệu địa phương cấp tỉnh cịn có những ý nghĩa tích cực khác, như: tạo ra niềm tự hào của mỗi người dân địa phương khiến họ khát khao được sinh sống, cống hiến cho địa phương mình vì “đi đâu cũng nhớ q nhà”. Và họ chính là những người gìn giữ, kế tiếp văn hóa truyền thống bản địa. Hay chính việc xây dựng thành công thương hiệu địa phương cấp tỉnh sẽ là thước đo khẳng định giá trị của người

lãnh đạo địa phương; khẳng định bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương này với địa phương khác….

- Nâng cao vị thế địa phương: Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh góp phần Nâng cao vị thế địa phương. Một quốc gia phát triển bền vững là quốc gia có các tỉnh phát triển bền vững. Vì vậy, việc mỗi địa phương chủ động hay thành công trong xây dựng thương hiệu địa phương, khơng chỉ đem lại lợi ích địa phương đó mà đem lại lợi ích cho vùng miền đó, cho cả quốc gia đó. Hình ảnh, giá trị của địa phương được nâng cao trong các bảng xếp hạng khi so với cả nước. Bên cạnh đó, khi xây dựng thành công thương hiệu địa phương, kinh tế xã hội phát triển tốt hơn, tiềm lực tài chính của địa phương tốt hơn, đóng góp ngân sách cho quốc gia tốt hơn, địa phương khẳng định được vị thế của mình- đó là góp phần nâng cao vị thế địa phương một cách vững vàng.

- Thu hút vốn đầu tư cho địa phương: Xây dựng thương hiệu địa phương cấp

tỉnh là cơ hội cho mỗi địa phương thu hút vốn đầu tư từ những nhà đầu tư giàu tiềm lực. Một địa phương khi có những lợi thế nhất định cũng ln cần sự đầu tư để có thể khai thác, vận hành, biến những giá trị ở trạng thái tiềm năng thành hiện thực. Vai trò của UBND cấp tỉnh phải làm sao cho các nhà đầu tư đánh giá địa phương đó là nơi có thể đầu tư tốt cho họ. Việc xây dựng được thương hiệu địa phương sẽ góp phần làm được điều đó. Khi nhà đầu tư nhìn thấy một địa phương có chính quyền quan tâm đúng mức đến chiến lược, đến hệ thống pháp lý, đến những ưu điểm của địa phương mình. Một địa phương có được thế mạnh, có được sức hấp dẫn chuyên biệt sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn, tìm đến và hợp tác sẽ đem lại những lợi ích cho các bên. Việc đầu tư hay triển khai các dự án của doanh nghiệp tại mỗi tỉnh đều dựa trên cơ sở tỉnh đó có thế mạnh nổi trội hay tiềm năng có thể khai thác được hay không. Đối với các tỉnh có những giá trị thương hiệu đã được cơng nhận hay đang trong quá trình xây dựng được đánh giá tích cực thì đó cũng là tạo cơ hội phát triển doanh nghiệp, đầu tư sinh lời nếu họ nắm bắt được thời cơ. Đồng thời đó cũng là cơ hội tạo ra liên kết giữa các doanh nghiệp và nhà đầu tư từ các thương hiệu mang bản sắc của mỗi tỉnh. Từ cơ hội thu hút được vốn đầu tư sẽ là cơ hội sự phát triển kinh tế của mỗi

địa phương, việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của người dân địa phương, xã hội văn minh hơn…

- Thu hút, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cho địa phương: Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là cơ hội biến mỗi tỉnh thành “thỏi nam châm” Thu hút, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao: Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người có khả năng tạo ra hiệu suất lao động cao, sản phẩm họ làm ra giá trị cao. Họ là những khao khát được cống hiến, được tưởng thưởng xứng đáng. Vì vậy, họ sẽ chỉ làm việc ở những nơi cảm thấy phù hợp với mình. Khi chú trọng đến xây dựng thương hiệu địa phương, các địa phương đã khẳng định thế mạnh của chính mình, đã thu hút được vốn đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng thì nguồn nhân lực chất lượng cao họ hồn tồn có thể phân tích địa phương nào phù hợp với chun mơn, kinh nghiệm họ có thể phát huy; Tổ chức nào có thể đủ tiềm lực tài chính để chi trả cho những năng lực của họ. Thậm chí danh tiếng của địa phương cũng là một sức hấp dẫn để nguồn nhân lực chất lượng cao muốn đến để làm việc và cống hiến. Nói rộng ra, càng có nhiều địa phương tạo dựng được thương hiệu cho mình thì sẽ giúp cho tái cơ cấu nguồn nhân lực trong cả nước, tránh được thực trạng như hiện nay là sự mất cân đối khi nguồn nhân lực chất lượng cao chỉ tập trung ở một số ít tỉnh thành phát triển kinh tế- xã hội.

- Góp phần khai thác thế mạnh liên địa phương, liên vùng để xây dựng thương hiệu vùng miền: Thực tiễn cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng và khai

thác thành công không chỉ thương hiệu địa phương mà cịn có thương hiệu vùng. Điều này cho thấy việc chủ động xây dựng thương hiệu địa phương hay xây dựng thành công thương hiệu địa phương sẽ khơng chỉ có tác dụng riêng cho một địa phương đó. Việc một địa phương có thể khai thác thương hiệu góp phần thúc đẩy nhu cầu cạnh trạnh của các địa phương khác cũng như có thể hỗ trợ các địa phương khác khai thác chuỗi liên hoàn của thương hiệu đó. Bên cạnh đó xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh giúp nhận diện, tạo ra nhận thức khác nhau một cách ấn tượng giữa các tỉnh khác nhau. Điều này góp phần tiết kiệm thời gian, nguồn lực cho việc định hướng sử dụng dịch vụ, sản phẩm, hay có xu hướng khám phá, du lịch một tỉnh nào đó của cộng đồng, hỗ trợ cộng đồng định vị nhu cầu sử dụng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Đó

cũng là cơ hội mở rộng ra chuỗi thương hiệu địa phương và có thể nâng cấp thành thương hiệu vùng miền.

- Góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia: Mỗi một thương hiệu địa phương đều góp phần tạo dựng thương hiệu quốc gia; Thậm chí có những địa phương có thương hiệu trở thành biểu tượng của quốc gia khi được nhắc tới. Đó là cơ sở lâu bền vào có thể phát huy góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của cả nước.

- Động lực cho người dân thêm tin yêu, góp sức xây dựng tỉnh: Thương hiệu địa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)