Nội dung bồi dưỡng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 28 - 30)

1.2.2.MỤC ĐÍCH BỒI DƯỠNG:

1.2.5.2 Nội dung bồi dưỡng:

- Nội dung bồi dưỡng là một thành tố đặc trưng của q trình bồi dưỡng. Nó là một hệ thống tri thức, kĩ năng có liên quan đến hoạt động quản lí của nhà trường.

- Nội dung bồi dưỡng được xác định bởi những căn cứ sau đây: + Căn cứ vào mục tiêu đã được xác định cho hoạt động bồi dưỡng.

+ Căn cứ vào chương trình bồi dưỡng cơng chức nhà nước và ngành Giáo dục-đào tạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GD- ĐT đã ban hành (Theo Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3481/GD-ĐT ngày 1/11/1997 của Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT).

+ Căn cứ vào thực tiễn hoạt động quản lí nhà trường tại địa phương và những gì mà người Hiệu trưởng đã có.

- Nội dung bồi dưỡng bao gồm:

+ Một số tri thức cơ bản được lựa chọn với tư cách là những phương pháp luận, tư tưởng, quan điểm, đường lối để dẫn dắt cho hoạt động quản lí nhà trường.

+ Hệ thống các tri thức về luật lệ tạo nên cơ sở pháp lí cho hoạt động quản lí, những căn cứ nền tảng mà người Hiệu trưởng cần nắm vững để vận dụng cho đúng.

+ Hệ thống những tri thức và kĩ năng thao tác quy trình có liên quan đến nghiệp vụ quản lí tổ chức q trình giáo dục ở nhà trường.

+ Hệ thống những kinh nghiệm mà người học đúc kết phân tích, tìm ra cơ sở lí luận để vận dụng nó trong điều kiện mới, phù hợp với thực tế của trường mình, địa phương mình.

+ Hệ thống những phẩm chất, đạo đức, nghề nghiệp nhằm giúp người học xác định và củng cố cách nhìn đúng đắn, từ đó tổ chức xây dựng và thực hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong trường và các mối quan hệ xã hội khác đồng thời xác định tinh thần trách nhiệm của người Hiệu trưởng trong giai đoạn mới.

+ Một số tri thức công cụ như ngoại ngữ, tin học.

- Nội dung bồi dưỡng được quy định trong Quyết định 874/TTg là :

+ Đào tạo, bồi dưỡng về lí luận chính trị, đường lơi chủ trương của Đảng và Nhà nước.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mời.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lí nhà nước, quản lí các lĩnh vực chun mơn nghiệp vụ

+ Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học.

1.2.5.3.Hình thức tổ chức bồi dưỡng:

- Hình thức là cách thức thức tổ chức bồi dưỡng, nó thể hiện bên ngồi hoạt động bồi dưỡng.

- Có nhiều cách để phân loại hình thức bồi dưỡng.

a. Theo mục đích: Hoặc là bồi dưỡng hồn chỉnh một chương trình đào tạo trước đó hoặc nâng cao theo yêu cầu của nghề nghiệp.

b. Theo nội dung: Là hình thức bồi dưỡng về một số kĩ năng nhất định như phương pháp xử lí, giải quyết cơng việc trong phạm vi nghề nghiệp hoặc một số vấn đề có tính lí luận. Ta thường gọi là bồi dưỡng theo chuyên đề.

c. Theo cách tổ chức:

+ Bồi dưỡng tập trung: người được bồi dưỡng thốt khỏi cơng việc của tổ chức trong một thời gian hạn định để đảm. bảo chất lượng, yêu cầu bồi dưỡng.

tham gia các khóa bồi dưỡng theo những thời gian, điều kiện cụ thể của tổ chức, cá nhân.

+ Bồi dưỡng tại nơi làm việc : Quá trình bồi dưỡng diễn ra ngay tại đơn vị như vừa học vừa làm, thực tập, kèm cặp, sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, hàng tháng.

- Các căn cứ để lựa chọn hình thức bồi dưỡng : Việc lựa chọn hình thức bồi dưỡng cần phải phù hợp với:

+ Đặc điểm hoàn cảnh của người học, điều kiện của tể chức, của ngành hoặc của trường.

+ Nội dung cần phải bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)