2.1.1.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH TÂY NINH :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 50 - 53)

CHÍNH PH

2.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA PHƯƠNG TÂY NINH VÀ ĐỘI NGŨ

HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS Ở TÂY NINH

2.1.1.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TÂY NINH : TÂY NINH :

2.1.1.1 Đặc điểm tư nhiên và dân cư :

a. Đặc điểm tự nhiên:

Tây Ninh là một tỉnh nằm sát biên giới Tây Nam Việt Nam -Campuchia thuộc miền Đơng Nam Bộ, phía Bắc và Tây giáp Vương quốc Camphuchia với đường biên giới dài 240 km, có hai cửa khẩu địa phương. Phía Đơng giáp hai tỉnh Bình Phước và Bình Dương với ranh giới dài 123 km, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An với ranh giới dài 36,5 km. Diện tích tồn tỉnh là 4.028,06 km, trong đó đất nơng nghiệp là 2.811,68 km2 chiếm 69,8 % đất tự nhiên.

Địa hình Tây Ninh có thể chia thành 4 dạng chính :

- Địa hình núi thuộc khu vực núi Bà Đen với diện tích khoảng 15km2, đỉnh cao nhất là 986 m.

- Địa hình đồi phân bố khá phổ biến, tập trung ở thượng nguồn sơng Sài Gịn, dọc theo ranh giới 2 tỉnh Tây Ninh và Bình Phước.

- Địa hình đồi dốc thoải có độ cao thay đổi trong phạm vi 15-20m - Địa hình đồng bằng phân bố dọc theo bờ sơng Vàm cỏ Đơng.

Khí hậu Tây Ninh là nhiệt đới - gió mùa, trên nền nhiệt độ cao, có mùa mưa và mùa khơ rõ rệt.

và đá xây dựng.

Tây Ninh có nhiều khu du lịch như Núi Bà Đen, Tòa Thánh Tây Ninh, Lòng hồ Đầu Tiếng, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam...

Nhìn chung đặc điểm tự nhiên của Tây Ninh thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, cơng nghiệp khai thác khống sản và du lịch...

b. Đặc điểm dân cư:

Tỉnh Tây Ninh được chia thành 9 huyện, thị xã với 90 xã và thị trấn. Dân số khoảng 1.001.648 người (thời điểm năm 2001) chiếm gần 1,26 % tổng số dân cả nước, xếp thứ 38/61 tỉnh, thành phố.

Mật độ dân số trong tỉnh là 239,03 người /km2 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,8% năm (năm 1995) giảm xuống 1,52% (năm 2000).

Tây Ninh là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc chung sống (khoảng 17 dân tộc). Dân tộc kinh có số dân đơng nhất, chiếm 98,4% ; dân tộc Khơmer chiếm 0,65% ; dân tộc Hoá chiếm 0,62%; dân tộc Chăm chiếm 0,22% ; còn lại là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, H'Mông, Gia-Rai, Ê-đê... chiếm 0,11 % (nguồn: Chi cục Thống kê Tây Ninh -1999).

Về cơ cấu lao động :

- Ngành nông nghiệp 47,6 % - Ngành công nghiệp 20,3 %

- Ngành thương mại - dịch vụ 32,1 %

(nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Tây Ninh lần thứ 7 - tháng 3/2001)

2.1.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội :

Kinh tế chủ yếu của Tây Ninh là nông nghiệp với các cây thế mạnh như cây mía, cây lúa, cây đậu, cây cao su, cây mì, chiếm gần 70% nền kinh tế.

Về cơng nghiệp tăng bình qn hàng năm 25%, sản xuất cơng nghiệp tăng nhanh ở ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm; cơng nghiệp chế

biến mía đường, bột mì được đầu tư phát triển.

Các ngành thương mại, dịch vụ được duy trì và chất lượng phục vụ được nâng cao, giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 13,5%, một số ngành tăng khá như dịch vụ khách sạn, nhà hàng, vận tải, thông tin liên lạc tăng bình qn 16,4 %.

Du lịch có bước phát triển, các dịch vụ về tài chính, ngân hàng được củng cố và phát triển.

Về giao thông bao gồm đường sông, đường bộ - Quốc lộ 22 nối từ Thành phố Hồ Chí Minh qua Tây Ninh sang Campuchia; mạng lưới sông rạch ở Tây Ninh phân bố đều khắp với 02 hệ thống sơng lớn: Vàm Cỏ Đơng và Sài Gịn với diện tích, lưu vực lớn, lượng nước dồi Đào.

Mạng lưới giao thơng các huyện trong tỉnh được bê tơng hóa, nối liền từ các huyện đến Thị xã thuận lợi cho việc lưu thông, phát triển kinh tế

Thu nhập bình quân đầu người (GDP) tương đương 320 USD/năm

Tóm lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tây Ninh, Tây Ninh đang từng bước phát triển về mọi mặt: Nâng cao dân trí, chuyển dịch cơ cấu, tăng nhịp độ phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương.

Bên cạnh những thành tựu về kinh tế - xã hội đã đạt được, theo báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ lần thứ 7 năm 200l có nêu những tồn tại như sau: - Chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm dần.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu.

- Việc ứng dụng tiến bộ khố học cơng nghệ, cơng tác đào tạo, thu hút vốn đầu tư, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ... chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần tiếp tục quan tâm giải quyết, đặc biệt là giải quyết việc làm, xoa đói giảm nghèo, phịng chống tệ nạn xã hội, các

loại tội phạm.

Như vậy muốn giải quyết các tồn tại, yếu kém về kinh tế - xã hội của Tây Ninh thì cần phải phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đồn thể trong đó ngành giáo dục đóng vai trị quan trọng.

2.1.2.TÌNH HÌNH GIÁO DỤC Ở TỈNH TÂY MINH VÀ GIÁO DỤC THCS NĨI RIÊNG:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)