3.3.1.HOÀN THIỆN NỘI DUNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG THCS:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 96 - 101)

- Bồi dưỡng tập trung:

3.3.1.HOÀN THIỆN NỘI DUNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG THCS:

TRƯỞNG THCS:

Nghị quyết 03 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII chỉ rõ: "Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường. Nội dung đào tạo phải thiết thực phù hợp với yêu cầu của từng loại cán bộ; chú trọng cả về phẩm chất đạo đức và kiến thức; cả về lí luận và thực tiễn. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kĩ năng thực hành" ( 3, 84 ).

Qua thăm dò ý kiến của tất cả 92 Hiệu trưởng THCS họ đều có nhu cầu được bồi dưỡng và đề nghị được bồi dưỡng những nội dung sau:

Với những nhu cầu như thế, việc bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng THCS ở Tây ninh cần tập trung những nội dung sau đây.

3.3.1.1.Bồi dưỡng về trình độ chính trị:

Những năm trước đây, khi các Hiệu trưởng được tập trung đi học bồi dưỡng trung cấp chính trị là do Huyện uy cử đi học theo chỉ tiêu của Huyện và được tập trung về trường chính trị của tỉnh. Do số lượng hạn chế và thời gian tập trung về tỉnh dài ngày nên số Hiệu trưởng được bồi dưỡng đạt trình độ trung cấp chính trị cịn rất ít.

Thực tế thể nghiệm cho thấy: Hiệu trưởng được bồi dưỡng về lí luận chính trị thì khả năng phân tích thực tiễn, nhận thức lí luận nhạy bén hơn. Khả

năng tổ chức chỉ đạo, điều hành quản lí hoạt động giáo dục có hiệu quả hơn, lập trường tư tưởng vững vàng hơn, khả năng vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng có sức mạnh hơn.

Để nâng cao trình độ lí luận chính trị cho Hiệu trưởng THCS, Sở GD- ĐT cần thực hiện một số vấn đề sau :

+ Ban giám đốc Sở GD- ĐT cần kết hợp chặt chẽ với Huyện - Thị ủy để thống nhất cử Hiệu trưởng trong địa bàn huyện, thị tham gia các lớp đào tạo lí luận trung cấp chính trị; mặt khác cần tham mưu với Ban tổ chức Tỉnh uỷ có phân bổ chỉ tiêu cho trường Chính trị Tỉnh dành riêng cho đối tượng này từng khóa một.

+ Tổ chức các chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chuyên đề về chính trị để Hiệu trưởng THCS nắm bắt kịp thời các chủ trương, nghị quyết của Đảng.

+ Bản thân các Hiệu trưởng THCS tự sắp xếp kế hoạch có thời gian đọc sách báo, tiếp nhận thông tin, tự học - tự đào tạo.

+ Chọn cử một số Hiệu trưởng để đào tạo đại học chính trị.

3.3.1.2.Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí giáo dục:

- Tuy tất cả Hiệu trưởng THCS đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí giáo dục nhưng khơng phải bồi dưỡng như thế là đã xong mà cần phải chú ý trong nội dung bồi dưỡng phải được nâng cao để cung cấp cho Hiệu trưởng THCS cái mà họ cần cả về lí luận và thực tiễn, chứ khơng phải đã có từ lâu trong sách vở, cần phải xác định bồi dưỡng Hiệu trưởng THCS để làm gì ? Bồi dưỡng để làm Hiệu trưởng cho tốt, phải biết vận hành từ đâu và nhất là vận hành một trường THCS mang nét đặc thù của Tây Ninh. Bồi dưỡng khơng phải chỉ để quản lí, chỉ đạo và hành động theo cái có sẵn, cái cũ mà trên cái nền cũ ấy phải lóe lên nhiều cái mới nhưng phải đúng hướng để đưa nhà trường và tập thể giáo viên - học sinh đi vào quỹ đạo phát triển.

- Trong cơng tác bồi dưỡng quản lí giáo dục phải tránh tư tưởng học một lần để làm cả đời, mà trong từng giai đoạn cần có những chuyên đề mới bổ

sung để cập nhật tình hình. Vấn đề này cần trang bị cho Hiệu trưởng phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng, xem đó là một nhu cầu quan trọng, khơng thể thiếu được của họ trong cơng tác quản lí. Bồi dưỡng năng lực tự học ấy giúp cho Hiệu trưởng biết đưa cái nào cần nghiên cứu cho mình để phục vụ cơng tác quản lí trong sự bùng nổ thơng tin của nhân loại. Đây là điểm yếu của đội ngũ Hiệu trưởng THCS hiện nay. Yêu cầu tự lực thường xuyên và cả đời người không những là một yêu cầu bức thiết để có nguồn lực vơ tận phục vụ xã hội mà nó cần có ý nghĩa sâu sắc hơn, nó góp phần quan trọng là tạo ra một thế hệ biết sống và làm việc cùng với nhịp điệu thời gian.

3.3.1.3.Bồi dưỡng nâng cao trình độ Đại học Sư phạm:

Mặt bằng trình độ của Giáo viên THCS là Cao đẳng Sư Phạm. Hiện nay một số giáo viên trẻ THCS đang có cơn lốc đi học nâng cao trình độ đại học. Trong tổng số 92 Hiệu trưởng THCS, có 52 Hiệu trưởng có trình độ Đại học, chiếm 54,3%. Tuy nhiên vẫn cịn có 8 Hiệu trưởng chưa được chuẩn hóa Cao đẳng Sư phạm và 34 Hiệu trưởng chưa được nâng cao trình độ đại học.

Việc tổ chức nâng cao trình độ học vấn cho Hiệu trưởng THCS cần được xây dựng kế hoạch điều tiết để vừa tạo cho họ an tâm học tập vừa giúp cho họ bảo đảm thực hiện tốt hoạt động quản lí ở trường.

Từ nay đến năm 2010, cần phải có 100% Hiệu trưởng THCS đạt trình độ Đại học, thì mỗi năm số Hiệu trưởng THCS cần từ 4 - 5 đồng chí theo học ở các lớp đại học và bên cạnh đó đội ngũ bể sung mới phải có trình độ đại học để thực hiện điều này, Sở GD-ĐT Tây Ninh phải có kế hoạch liên kết với trường đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh hốc Đại học Huế để đưa các Hiệu trưởng đào tạo đại học. Việc đưa đi đào tạo này chẳng những giải quyết số Hiệu trưởng đang cơng tác mà cịn chú ý cả số Hiệu trưởng để thay thế, số Hiệu trưởng cần bể sung theo yêu cầu phát triển giáo dục THCS cho những năm tiếp theo.

3.3.1.4.Bồi dưỡng về ngoại ngữ - tin học:

quản lí nói chung và Hiệu trưởng THCS nói riêng khơng những biết về quản lí chun mơn mà cần phải biết về tin học và ngoai ngữ. Qua điều tra thực trạng của đội ngũ Hiệu trưởng THCS Tây Ninh, 100% Hiệu trưởng chưa có kiến thức về tin học và ngoại ngữ. Đây là một yếu điểm trong toàn ngành giáo dục Tây Ninh đang chuẩn bị nối mạng cục bộ vào năm 2004 đã được UBND Tỉnh phê duyệt. Trước tình hình đó, người Hiệu trưởng trường THCS phải có một lượng kiến thức tin học tối thiểu, có hệ thống và đặc biệt phải có kĩ năng sử dụng máy tính cho hoạt động quản lí nhà trường.

Bên cạnh đó, vấn đề ngoại ngữ rất cần thiết cho Hiệu trưởng THCS. Hiện nay việc sử dụng máy vi tính cũng cần đến một lượng kiến thức tiếng Anh nhất định. Nếu chưa biết tiếng Anh thì việc sử dụng, điều khiển máy vi tính, nghiên cứu tài liệu quản lí nước ngồi sẽ gặp khó khăn. Một vấn đề quan trọng hơn cả là lực lượng giáo viên tiếng Anh được đào tạo và bố trí đầy đủ ở các trường, trong lúc đó các Hiệu trưởng THCS hiện nay chưa thực hiện tốt việc kiểm tra giáo án và dự giờ các giáo viên này. Vì vậy, việc dạy-học tiếng Anh ở các trường THCS đều khoán trắng cho đội ngũ giáo viên này, dẫn đến chất lượng học môn tiếng Anh của học sinh Tây Ninh hiện nay còn rất thấp, đạt yêu cầu khoảng từ 30 - 40 %.

Với tình hình như thế, ngành GD- ĐT Tây Ninh cần chú ý :

- Đưa tin học vào ngay trong chương trình bồi dưỡng quản lí với một số kiến thức tin học như sau :

- Hệ điều hành MS - DOS - Soạn thảo văn bản trên Word - Quản trị cơ sở trên Access

- Những Hiệu trưởng đã qua các lớp bồi dưỡng quản lí thì tổ chức học bổ sung những nội dung trên với hình thức tập trung ngắn hạn

- Phịng GD - ĐT tổ chức cho tất cả Hiệu trưởng THCS trong tồn huyện học tiếng Anh mức trình độ A với nhiều hình thức bồi dưỡng có hiệu quả

3.3.1.5.Quan tâm phát triển Đảng cho các Hiệu trưởng THCS:

Trong tổng số 92 Hiệu trưởng trường THCS hiện có 70 là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Điều này thể hiện sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng địa phương trong việc- phát triển Đảng cho các Hiệu trưởng - Hiện nay vẫn còn 22 Hiệu trưởng chưa phải là Đảng viên -điều này cũng là một trở ngại lớn trong việc thực hiện các chủ trương nghị quyết của các cấp Uỷ Đảng tại địa phương.

Ngành GD-ĐT cần tham mưu với Tỉnh ủy thông qua công tác tuyên giáo chỉ đạo cho các Huyện ủy, Thị ủy chú trọng công tác phát triển đảng cho các Hiệu trưởng THCS cịn lại cần có những đợt bồi dưỡng đối tượng phát triển Đảng qua các đợt thi đua, qua các ngày lễ lịch sử trọng đại. Bồi dưỡng để họ nhận thức rõ vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với vận mệnh quốc gia dân tộc; trở thành đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam là một vinh dự để góp cơng sức của mình trong cuộc cách mạng ở giai đoạn mới, xem đó là yêu cầu tự thân. Hết sức tránh những suy nghĩ chỉ tập trung cho cơng tác quản lí chun mơn, khơng chú ý đến hệ thống chính trị trong nhà trường, đặc biệt là tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối trong trường THCS.

3.3.1.6.Bổ sung nội dung bồi dưỡng quản lí giáo dục phù hợp với thực tiễn Tây Ninh

Theo chúng tơi ngồi chương trình bồi dưỡng cán bộ cơng chức nhà nước ngành giáo dục-đào tạo được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành (9), chương trình bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lí trường phổ thơng (A 4), Bộ cần soạn thảo chương trình riêng dành cho cán bộ quản lí các trường THCS, đồng thời Sở GD- ĐT giao nhiệm vụ cho trường Cao Đẳng Sư Phạm (Khố quản lí) soạn thảo một chương trình phù hợp với tình hình thức tế địa phương Tây Ninh. Đặc biệt là những kiến thức về chính sách dân tộc, tơn giáo (Cao Đài), biên giới...

3.3.2.TỔ CHỨC CÁC HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG PHÙ HĨP VÀ CĨ HIỆU QUẢ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)