2.3.5.HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỐI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG THCS THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 80 - 88)

- Bồi dưỡng tập trung:

2.3.5.HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỐI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG THCS THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.

THCS THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.

Hiệu quả của việc bồi dưỡng Hiệu trưởng các trường THCS phải được đánh giá về phẩm chất và năng lực quản lí của họ được tăng thêm so với trước khi bồi dưỡng thơng qua cấp quản lí trực tiếp của họ là phịng GD-ĐT, thơng qua ý kiến của các giáo viên mà Hiệu trưởng trực tiếp quản lí và chủ yếu thơng qua chính Hiệu trưởng tự đánh giá mình. Chính nhờ có đánh giá được hiệu quả quản lí của Hiệu trưởng sẽ có tác dụng giúp cho các cấp quản lí, giúp cho Sở sẽ tổ chức bồi dưỡng cho Hiệu trưởng ở các đạt sau có nhiều kinh nghiệm tốt hơn và điều chỉnh lại kế hoạch bồi dưỡng cho thật phù hợp.

Qua trao đổi ý kiến với lãnh đạo Sở GD-ĐT, các phòng chức năng của Sở và lãnh đạo các phòng GD-ĐT về hiệu quả của việc bồi dưỡng Hiệu trưởng THCS, nổi lên mấy vấn đề sau :

- Thực tế thì Sở GD-ĐT chỉ đánh giá, nhận xét về kết quả học tập của các học viên qua các đợt tổng kết cuối khố bồi dưỡng, tuy đã tổ chức được 2 khóa bồi dưỡng, Sở chưa đánh giá được và cũng chưa đề ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của quản lí của Hiệu trưởng sau các đạt bồi dưỡng. Có ý kiến cho rằng việc đánh giá hiệu quả này là trách nhiệm trực tiếp của lãnh đạo các phòng GD- DT.

- Các phòng GD-ĐT từ trước đến nay đánh giá hiệu quả quản lí của Hiệu trưởng chỉ căn cứ vào các tiêu chí đánh giá - xếp loại trường học để đánh giá - xếp loại Hiệu trưởng - và như thế việc đánh giá hiệu quả của công tác bồi dưỡng Hiệu trưởng chưa được các phịng GD-ĐT quan tâm đến hoặc có quan tâm nhưng cũng lúng túng trong việc đề ra các tiêu chí để đánh giá Hiệu

trưởng.

Qua thực tế trên, chúng tôi dựa vào 7 tiêu chí của Bộ GD&ĐT theo thơng tư 12/GD-ĐT để đánh giá hiệu quả quản lí của Hiệu trưởng THCS đã được bồi dưỡng, qua việc phát phiếu hỏi ý kiến của 3 đối tượng :

- Hiệu trưởng các trường THCS (92 người).

- Lãnh đạo các phòng giáo dục - đào tạo (27 người). - Một số giáo viên THCS (200 giáo viên).

Với mỗi tiêu chí được đánh giá theo mức độ : Tốt, khá, Trung bình, Yếu ứng với thang điểm 4, 3, 2, 1, sau đó lấy giá trị trung bình, kết quả thu được như sau:

Qua số liệu điều tra trên cho thấy các tiêu chí 1, 4, 5 có giá trị cao hơn, điều đó phản ánh hầu hết các Hiệu trưởng THCS đã nắm vững được chức năng, nhiệm vụ của người quản lí nhà trường qua các lớp bồi dưỡng, đã xây dựng tốt tập thể, tổ chức nhà trường khoá học và họ đã hiểu được việc quản lí tài chính. Tuy nhiên qua việc đánh giá trên cho thấy họ cũng còn yếu về việc thực hiện xã hội hoá giáo dục, xây dựng đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, nhân viên.

Qua hội thảo với các Hiệu trưởng THCS, cịn thấy họ có nhiều khó khăn trong việc quan hệ với cha mẹ, địa phương, họ cho rằng việc nhận thức của các lực lượng xã hội chưa được nhiều trong việc quan tâm đến học tập con em, xây dựng trường lớp. Mặt khác các Hiệu trưởng cũng còn nhiều lúng túng trong việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị. Họ cho rằng đây là việc làm của cấp trên và địa phương. Tuy nhiên qua nghiên cứu thực tế tại 9 trường THCS, chúng tơi cho rằng có những cơng việc mà chính tự Hiệu trưởng phải nghĩ ra và phải thực hiện, không cần phải trông chờ vào cấp trên như xây dựng môi trường, cảnh quan nhà trường sạch đẹp, trồng cây bóng mát, xây dựng các cơng trình vệ sinh, tổ chức các lớp học sạch đẹp. Qua thực tế, rất ít Hiệu trưởng chú ý đến những vấn đề này. Một số vấn đề về cơng tác quản lí và tổ chức sử dụng trang thiết bị nhà trường của các Hiệu trưởng cịn hạn chế, đó là việc tổ chức sử dụng các đồ dùng trên lớp, quản lí các đồ dùng chưa được coi trọng, đồng thòi còn thiếu nhiều các thiết bị thí nghiệm, các tranh ảnh bản đồ chưa được Hiệu trưởng chú ý mua sắm thêm. Bảng 15:

Qua số liệu trên cho thấy các tiêu chí 1, 4, 5 được cán bộ phịng GD-ĐT đánh giá cao, các tiêu chí cịn lại có giá trị trên trung bình một ít. Điều này phản ánh mối quan hệ của Hiệu trưởng với cha mẹ học sinh, chính quyền đồn thể tại địa phương chưa phối hợp tốt. Hiệu trưởng chưa nâng cao tay nghề giáo viên, chưa quan tâm việc xây dựng môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có cịn trơng chờ cấp trên.

Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy rằng sự đánh giá của cán bộ quản lí phịng GD-ĐT có thấp hơn sự tự đánh giá của Hiệu trưởng THCS, biểu hiện sự yêu cầu cao hơn đối với đội ngũ này qua biểu hiện

hoạt động của họ ở trường học để sau này cần phải tập trung vào việc bồi dưỡng các điểm yếu của họ urong những đợt bồi dưỡng sau và chúng tôi cho

rằng đây cũng là những yêu cầu khách quan để từ đó các cấp quản lí thấy được những vấn đề cần bồi dưỡng tiếp theo.

Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 200 giáo viên ở một số trường THCS trong tỉnh về đánh giá hiệu quả quản lí của Hiệu trưởng trường mình sau khi học bồi dưỡng. Kết quả thu được như sau :

Nhìn vào bảng tổng hợp 200 phiếu điều tra qua giáo viên thấy rằng: giáo viên đã đánh giá cao Hiệu trưởng của mình về các tiêu chí 1, 4, 5, 7. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì họ là người trực tiếp trong tập thể của nhà trường, họ đã thấy được tất cả những việc làm mà Hiệu trưởng đã đổi mới sau khi được bồi

dưỡng trở về. Tuy nhiên về tiêu chí 2, 3, 6 có giá trị thấp hơn, điều này phản ánh rằng hiện nay giáo viên đòi hỏi Hiệu trưởng phải là người trực tiếp giúp đỡ cho họ để nâng cao tay nghề chuyên môn. Riêng về vấn đề xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học vẫn có giá trị thấp, ý kiến này chúng tơi cho là khá chính xác, bởi vì giáo viên là người trực tiếp tham gia sử dụng trang thiết bị của nhà trường nên mức độ, hiệu quả sử dụng thế nào giáo viên là người biết khá tường minh. Về việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, quan hệ với cha mẹ học sinh và địa phương, các giáo viên đã nhận xét cũng giống như tự đánh giá của Hiệu trưởng và cán bộ quản lí phịng GD-ĐT, đây là một trong những vấn đề khó khăn, địi hỏi người Hiệu trưởng phải tích cực thực hiện nhiều hơn nữa.

Qua điều tra, có một số liệu chúng tơi cho rằng đây cũng là một trong những yếu tố mà hoạt động bồi dưỡng đã đem lại những hiệu quá quản lí tốt của các Hiệu trưởng THCS, đó là các danh hiệu đạt được của nhà trường và cá nhân Hiệu trưởng THCS sau khi được bồi dưỡng.

Để nắm được tương đối về năng lực và phẩm chất của đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS sau khi được bồi dưỡng, chúng tôi đã tiên hành điều tra bằng phiếu xin ý kiến đối với 92 Hiệu trưởng THCS ; 27 cán bộ chỉ đạo của 09 phòng GD-ĐT và 270 giáo viên THCS - với mỗi phẩm chất và năng lực được nêu ở chương 1 theo mức độ : Tốt ; Khá ;Trung bình ; Yếu - ứng với thang điểm 4 ; 3 ; 2 ; 1. Sau đó lấy giá trị trung bình, kết quả thu được như sau :

Qua bảng tổng hợp thấy rằng : Tự đánh giá của Hiệu trưởng và sự đánh giá của giáo viên, của cán bộ quản lí phịng GD-ĐT là tương đối thống nhất.

Trong 2 nhóm : Phẩm chất và năng lực, thì nhóm hệ thống phẩm chất có giá trị cao hơn, hệ thống năng lực có giá trị thấp hơn.

Trong hệ thống phẩm chất, hầu hết các giá trị đều trên 3 điểm, điều đó chứng tỏ đội ngũ Hiệu trưởng THCS có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, gương mẫu trong cuộc sống đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của người các bộ quản lí. Các cán bộ phịng GD-ĐT và giáo viên đều cho rằng các Hiệu trưởng THCS là những người nhiệt tình trong cơng tác.

Trong hệ thống năng lực thì những năng lực có giá trị thấp là việc lập kế hoạch, chưa biết những phương pháp hữu hiệu để tìm kiếm và xử lí thơng tin, kể cả thơng tin nội bộ và bên ngồi; một số Hiệu trưởng tổ chức công việc chưa khoá học, chưa nâng cao được năng lực sư phạm cho giáo viên, một số còn lúng túng trong việc thực hiện mối quan hệ với địa phương.

Bảng 18:

CÁC DANH HIỆU ĐẠT ĐƯỢC CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ CÁ NHÂN HIỆU TRƯỞNG THCS SAU KHI ĐƯỢC BỒI DƯỠNG

Qua các số liệu trên cho thấy rằng sự phấn đấu nỗ lực đưa tập thể nhà trường đi lên để đạt các danh hiệu tuy cịn ít nhưng đây là những tín hiệu cho thấy qua việc bồi dưỡng Hiệu trưởng THCS đã góp phần nâng cao hoặc giữ vững được danh hiệu của nhà trường và cá nhân Hiệu trưởng THCS.

2.4.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)