1.3.2.XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 37 - 39)

Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là lựa chọn phương án hoạt động để đạt hiệu quả bồi dưỡng cao nhất.

Theo Quyết định 74/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có ghi trong điều 2: "Căn cứ vào nội dung Quyết định này, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2001 - 2005. Cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng, cán bộ, cơng chức thuộc quyền quản lí và tổ chức thực hiện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của kê hoạch phát triển nguồn nhân lực của đơn vị". [ 32 ]

Việc xây dựng kế hoạch được thực hiện qua các bước sau đây :

1.3.2.1.Trình UBND tỉnh về chủ trường mở các lớp bồi dưỡng về quản lí GD-ĐT,lí luận chính trị,nâng cao trình độ chun mơn ... và đồng thời dự trù kinh phí để mở các lớp bồi dưỡng này.

1.3.2.2.Sở tiến hành hợp đồng với các trường Quản lí cán bộ GD-ĐT II,trường Chính trị và các trường Đại học sư phạm.

Trong hợp đồng cần nêu được yêu cầu :

+ Thực hiện được các nội dung theo Quyết định của Chính phủ và của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT, đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tế của việc quản lí ở các trường THCS. Nội dung này phải được thống nhất giữa Sở GD&ĐT và các trường được mời tham gia bồi dưỡng.

+ Hình thức bồi dưỡng phải phù hợp với đối tượng Hiệu trưởng THCS,họ vừa quản lí cơng việc của nhà trường, vừa phải tham gia bồi dưỡng, do đó cần phải tổ chức các hình thức mà các Hiệu trưởng tham gia đầy đủ trong thời gian bồi dưỡng đồng thời phải phù hợp với điều kiện của các giảng viên.

1.3.2.3.Lên kế hoạch cụ thể của việc bồi dưỡng, gồm các công việc sau : + Thông báo chiêu sinh các Hiệu trưởng THCS chưa được bồi dưỡng về

quản lí GD-ĐT,lí luận chính trị, nghiệp vụ sư phạm.

+ Định ra các hình thức bồi dưỡng phù hợp với nội dung và hoàn cảnh người học như tập trung suốt đạt, tập trung Ì tháng hoặc tập trung Ì tuần /tháng.

+ Quy định về thời gian tập trung bồi dưỡng làm thế nào để các Hiệu trưởng đảm bảo hồn thành các cơng việc của nhà trường đồng thời bảo đảm thời gian học tập các đạt bồi dưỡng.

+ Sử dụng các nguồn tài chính và điều kiện về cơ sở vật chất.

- Về tài chính: Làm việc với Sở 'Tài chính- Vật giá về các định mức chi cho các lớp bồi dưỡng dựa vào các mức chi cho các văn bản quy định của Trung ương và địa phương.

- Về điều kiên cơ sở vát chất: Sở GD-ĐT cần phải chọn các địa điểm đáp ứng được các yêu cầu của các lớp bồi dưỡng cụ thể là phải có phịng học chứa đủ các học viên và các trang thiết bị, các tài liệu học tập và tham khảo, bộ phận quản lí lớp học...

- Về đội ngũ giảng viên:

Sở GD-ĐT cần chú ý 3 lực lượng giảng viên :

+ Giảng viên thỉnh giảng của trường Cán bộ quản lí GD-ĐT li, các trường Đại học sư phạm có hợp đồng.

+ Giảng viên tại chỗ từ đội ngũ của khố quản lí - Trường Cao đẳng sư phạm tại địa phương.

+ Giảng viên là các cán bộ quản lí giỏi trong tỉnh và ngoài tỉnh để báo cáo chuyên đề về kinh nghiệm quản lí.

1.3.2.4.Tổ chức thực hiện kế hoạch:

Sở GD-ĐT cần có một bộ phận giúp giám đốc để tổ chức các lớp bồi dưỡng, theo dõi việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, theo dõi và quản lí việc học tập của các học viên cũng như kết quả học tập của họ. Đồng thời khi các Hiệu trưởng THCS trở về cơng tác tại địa phương, các phịng GD-ĐT phải có một bộ phận để theo dõi, đánh giá hiệu quả của việc bồi dưỡng thông qua kết

quả việc quản lí các nhà trường của Hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)