2.1.2.TÌNH HÌNH GIÁO DỤC Ở TỈNH TÂY MINH VÀ GIÁO D ỤC THCS NĨI RIÊNG:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 53 - 56)

2.1.2.1.Tình hình về giáo dục tỉnh Tây Ninh

Sau thời kì đổi mới, nhất là sau khi có Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tồn tỉnh Tây Ninh đã có sự phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng. Mạng lưới trường lớp ở tất cả các ngành học, bậc học tiếp tục được đầu tư, phát triển và bố trí đều khắp trên các địa bàn trong tỉnh. Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự quan tâm về sự nghiệp giáo dục của nhân dân, các ban ngành đoàn thể trong tỉnh nên việc nâng cấp, xây dựng mới các phòng học, trang bị cơ sở vật chất thiết bị phục vụ giảng dạy ngày càng được tăng cường, ngồi việc đủ phịng học (khơng có lớp học ca 3) nhiều trường đã được trang bị các phịng bộ mơn, một số trường trung học đã có phịng máy vi tính và mua sắm những trang thiết bị hiện đại như phòng lab, máy chiếu vidéo, máy chiếu qua đầu...

Học sinh đến lớp tiếp tục tăng ở tất cả các bậc học - huy động trẻ 6 tuổi ra lớp một hàng năm đều đạt 97 - 98 % - chất lượng dạy và học có nhiều chuyển biến tốt, có sự quan tâm hơn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Tây Ninh đã hồn thành cơ bản cơng tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 1998 trước thời hạn, bước đầu triển khai phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở những khu vực thị xã, thị trấn. Cơng tác xã hội hóa giáo dục được triển khai đạt kết quả tốt, nhiều loại hình trường dân lập, bán cơng và loại hình trường lớp bán trú ra đời hoạt động có hiệu quả.

Tuy nhiên, giáo dục Tây Ninh vẫn còn một số mặt yếu kém, chất lượng giáo dục vùng nông thôn , biên giới vẫn cịn thấp , chậm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên (THCS và THPT), học sinh bỏ học giữa chừng vẫn còn nhiều, trang thiết bị dạy học, sách giáo khố nhiều nơi vẫn cịn thiếu ...

Do vậy, so với tình hình chung, kể cả khu vực miền Đơng Nam Bộ, giáo dục Tây Ninh vẫn là đơn vị còn phải phấn đấu, đầu tư, xây dựng nhiều hơn về nguồn lực con người và cơ sở vật chất mới có thể đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thế kỉ XXI. Sự bất cập giữa nhu cầu và tiềm lực luôn là nỗi trăn trở, băn khoăn của chính quyền địa phương. Cần phải có những giải pháp nhanh mới có thể hố nhập cùng với giáo dục cả nước thực hiện yêu cầu về chất lượng trước những đòi hỏi bức xúc của cuộc sống hiện nay.

2.1.2.2.Tình hình về giáo dục THCS tỉnh Tây Ninh

Với những đặc điểm của địa phương nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục THCS nói riêng. Khi chúng ta vào tiếp quản, ngành giáo dục chế độ cũ chỉ phát triển ở những vùng có điều kiện như thị xã, thị trấn, thị tứ, chủ yếu dọc theo các trục lộ giao thơng chính, và cũng chỉ dành cho con em những gia đình có điều kiện theo học. Sau ngày giải phóng , Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo cho các cấp chính quyền bằng mọi cách phải mở rộng trường, lớp, đào tạo giáo viên đủ cung cấp cho các địa phương, thực hiện nền giáo dục cho toàn dân, thu hút hầu hết con em nhân dân trong độ tuổi đến trường đi học, chú ý ở các vùng sâu xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng , vùng kinh tế kém phát triển. Từ 19 trường THCS năm

1975, sau ngày giải phóng, năm học 1975 -1976 có 23 trường THCS với 15.728 học sinh. Từ đó Tây Ninh đã vất vả, khó khăn để vừa xây dựng thêm trường mới, vừa lo đào tạo thêm giáo viên, đến nay đã có 92 trường THCS với số học sinh là 71.173 em.

Cùng với quá trình lịch sử cách mạng của địa phương và của dân tộc, sau 26 năm thăng trầm của cấp học THCS, lúc thì ghép với bậc tiểu học thành trường phổ thông cấp 1-2 (phổ thơng cơ sở), lúc thì ghép với cấp THPT thành trường cấp 2-3, nay được tách thành cấp học THCS trong bậc trung học, được nhìn nhận lại vai trị cơ sở ban đầu của bậc trung học phổ thơng trong tồn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Cấp học THCS của Tây Ninh đến nay đã khơng ngừng lớn mạnh: Có 92 trường cho 90 xã, mỗi xã có ít nhất Ì trường THCS đảm bảo cự li tối thiểu cho học sinh đến trường, phục vụ cho yêu cầu phổ cập

giáo dục THCS của tỉnh Tây Ninh vào năm 2008. Số học sinh tốt nghiệp tiểu học được huy động từ 95 - 98% hàng năm vào học lớp 6 THCS. Lực lượng Hiệu trưởng THCS cũng lớn mạnh cùng với số lượng và chất lượng, song so với u cầu thì cịn phải tiếp tục phấn đấu nhiều. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận cấp học THCS vẫn cịn nhiều tồn tại như :

- Còn nhiều trường chưa ra trường, hiện nay qua tổng điều tra vào tháng 10/2001 chưa có trường nào đạt chuẩn quốc gia, nếu cố gắng lắm đến hết năm 2002 có thể đạt 1 trường.

- Hiệu quả đào tạo thấp khoảng 54,8 % học hết cấp THCS xếp thứ 42/61 tỉnh, thành phố (theo điều tra của Dự án Hỗ trợ kĩ thuật kế hoạch tổng thể giáo dục trung học tháng 11/2001).

- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập ở nhiều nơi còn thiếu thốn.

- Chất lượng giảng dạy của đội ngũ cán bộ giáo viên THCS chưa đạt yêu cầu, nhất là việc đổi mới phương pháp giảng dạy và hướng dẫn học sinh tự học. - Họat động phòng chống các tệ nạn xâm nhập vào nhà trường chỉ dừng lại ở các hình thức mang tính phong trào.

- Hoạt động phối kết hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội còn nhiều mặt hạn chế.

Những tồn tại nêu trên có nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, nhưng nguyên nhân trội hơn cả là vai trò, trách nhiệm và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của thủ trưởng đơn vị : Hiệu trưởng trường THCS.

2.1.3.THỰC TRANG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG CÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)