Phương pháp bồi dưỡng: [16, trạng 93]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 30 - 35)

1.2.2.MỤC ĐÍCH BỒI DƯỠNG:

1.2.5.4. Phương pháp bồi dưỡng: [16, trạng 93]

- Là con đường, cách thức để chuyển tải nội dung đến người học nhằm thực hiện mục tiêu bồi dưỡng.

- Nếu nói rằng hình thức là biểu hiện bên ngồi của hoạt động bồi dưỡng thì phương pháp là hình thức tự vận động bên trong của nội dung bồi dưỡng. Phương pháp đóng vai trị rất quan trọng trong việc bồi dưỡng, giúp người học cách tiếp cận vấn đề. Nếu nội dung tốt mà phương pháp khơng hữu hiệu thì bồi dưỡng sẽ khơng đạt hiệu quả cao, nếu phương pháp tốt sẽ có tác dụng trở lại làm cho nội dung ngày càng hoàn thiện hơn và mục tiêu bồi dưỡng được hiệu quả hơn. về phương pháp bồi dưỡng cần chú ý:

+ Gắn liền với công việc hiện tại của học viên, những kinh nghiệm mà họ tích lũy được. Điều này địi hỏi bên cạnh trang bị tri thức khoá học,phải đặc biệt chú ý khai thác tính chủ động những nguồn tri thức sắn có của họ.

+ Gắn liền lí thuyết với thực tiễn xã hội, đặc điểm tâm lí của học viên, thực tiễn cuộc sống nghề nghiệp và sự phát triển khố học cơng nghệ. Điều này đòi hỏi người dạy phải luôn bám sát yêu cầu của thực tiễn kinh tế - xã hội, thực tiễn nghề nghiệp mà người học đang thực thi nhiệm vụ của mình.

tiện dạy học hiện đại, có tác dụng tối ưu trong bồi dưỡng.

Một điều đáng chú ý là những phương pháp truyền thống (diễn giảng, thông báo) tuy có ưu điểm là tạo ra khả năng cung cấp cho người học một khối lượng thơng tin lớn có hệ thống trong một thời gian khơng dài và giúp cho họ nắm vững vấn đề lí thuyết phức tạp; có nhiều khả năng tác động đến tình cảm của học viên cũng như khêu gợi ở họ nhu cầu khơng chủ định theo dõi lơ gíc bài giảng ; giúp cho người học có năng lực nhìn thấy trước vấn đề, nẩy ra thắc mắc và hồi nghi khố học. Tuy nhiên, phương pháp bồi dưỡng truyền thống có những nhược điểm là làm cho người học dễ thụ động, khơng có điều kiện phát huy đầy đủ tính tích cực, độc lập, sáng tạo, khơng tham gia giải quyết các vấn đề do giảng viên đưa ra, điều này dẫn tới sự căng thẳng thần kinh, mệt mõi, giảm sút sự tập trung chú ý, mất hứng thú học tập; mặt khác chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp học với hành với việc giải quyết những vấn đề mà thực tế đặt ra.

Do nhu cầu phải đổi mới về phương pháp bồi dưỡng, để phù hợp với đối tượng là những người có kinh nghiệm trong q trình cơng tác nên cần phải coi trọng các phương pháp như Xêmina, nêu vấn đề, thực hành... để có thể lơi cuốn được người học trong quá trình tham gia bồi dưỡng. Từ đó việc đổi mới phương pháp cần phải chú ý đến việc phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo cho người học, phải kết hợp các phương pháp hiện đại, bồi dưỡng cho người học phương pháp tự học,đọc sách, thu hút họ vào quá trình luyện tập vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được để giải quyết những tình huống đa dạng, phức tạp. Ngoài ra, phương pháp bồi dưỡng cũng cần chú ý đến việc rèn luyện tay nghề cho học viên, sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại như vi tính, truyền hình, đèn chiếu, phim ảnh... để hỗ trợ và hoàn thiện cho việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng.

1.2.5.5.Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng:

Đó là chương trình hành động nhằm khai thác, phối hợp sử dụng các nguồn lực một cách cân đối, nhịp nhàng để đạt mục tiêu bồi dưỡng.

ngành với điều kiện thực tế của người học, phải tính đến cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy, khả năng kinh phí sao cho đạt hiệu quả một cách ít tốn kém nhất, phải tínỉv đến các phương án bồi dưỡng một cách tối ưu để bảo đảm mọi hoạt động đi đến thắng lợi, tránh được việc tùy tiện, hình thức chủ nghĩa, chủ quan khi bồi dưỡng. Vì vậy khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, cần phải thể hiện các nội dung sau:

+ Mục tiêu về số lượng và chất lượng mà hoạt động bồi dưỡng cần đạt được.

+ Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục và các cơ quan tham gia vào bồi dưỡng.

+ Sự phân bố thời gian, nguồn tài chính cho q trình bồi dưỡng. + Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng.

+ Phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả.

1.2.5.6.Xây dựng các điều kiên thực hiện bồi dưỡng:

Xây dựng các điều kiện để thực hiện việc bồi dưỡng là một thành tố không thể thiếu được trong qua trình bồi dưỡng, đây được coi như các công cụ cơ bản để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động bồi dưỡng, nó được sử dụng phối hợp hay đơn lẻ tùy theo mục tiêu đặt ra. Các điều kiện này bao gồm:

a/ Người dạy: Là điều kiện quan trọng nhất có tính quyết định đến hiệu quả bồi dưỡng.

- Đội ngũ giảng viên trước hết phải có trình độ phân tích lí luận, những người có nhiều kinh nghiệm, có thâm niên trong cơng tác quản lí và có tinh thần trách nhiệm cao.

Tùy theo các yêu cầu của chương trình bồi dưỡng mà bố trí của giảng viên theo các loại hình sau đây:

+ Giảng viên cung cấp kiến thức về đường lối chính sách. + Giảng viên cung cấp về lí luận khoá học.

+ Giảng viên cung cấp về nghiệp vụ. + Giảng viên cung cấp các kinh nghiệm.

- Giảng viên ở địa phương có thể là các cán bộ quản lí giỏi ở khố Quản lí Giáo dục của trường Cao đắng sư phạm. ơ trung ương là các giảng viên có nhiều kinh nghiêm của các trường Quản lí Giáo dục, các trường chính trị.

b/ Tài chính:

- Việc bồi dưỡng nhất thiết phải cần đến tài chính để tiến hành theo kế hoạch đã vạch ra, đây là một trong những yếu tố quan trọng cho việc triển khai tốt cơng tác bồi dưỡng.

- Tài chính bồi dưỡng gồm các nguồn sau đây: + Trung ương + Địa phương

+ Đóng góp của cơ sở, của người học.

- Các nguồn kinh phí này được chi cho các hoạt động sau: + Chi phí cho người dạy.

+ Chi phí cho người học, giảm bớt khó khăn do phải tập trung một thời gian xa gia đình.

+ Chi phí cho các hoạt động bổ trợ cho việc dạy và học. + Chi phí khen thưởng.

- Các nguồn kinh phí này phải được thể chế bằng các văn bản của Trung ương và địa phương để tạo điều kiện hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả. Cụ thể về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, liên bộ Tài chính - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ có văn bản số 37/TT-LB ngày 22/4/1994 về hướng dẫn quản lí sử dụng kinh phí đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ quản lí nhà nước và cơng chức hướng dẫn cụ thể về phạm vi đối tượng. Từ khi có Quyết định số 874/TTg của Thủ tướng Chính phủi Bộ Tài chính có Thơng tư số 150/1998/TT-BTC về hướng dẫn quản lí sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cơng chức nhà nước quy định nội dung và mức chi cụ thể cho các hoạt động đào tạo, bồi

dưỡng.

c/ Cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động bồi dưỡng.

Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức và thực hiện hoạt động bồi dưỡng là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bồi dưỡng. Để đảm bảo cho nội dung bồi dưỡng cần có những phương tiện sau đây:

- Địa điểm học tập: làm thế nào để học viên thuận tiện khi tham gia bồi dưỡng.

- Cơ sở vật chất tại địa điểm học tập và các trang thiết bị, đặc biệt là trang thiết bị hiện đại.

- Tài liệu cho người học.

1.2.5.7.Đánh giá kết quả bồi dưỡng:

Trong hoạt động bồi dưỡng, đánh giá là quá trình hoạt động được tiến hành có hệ thống nhằm so sánh hiệu quả đạt được về số lượng (chỉ tiêu tuyển sinh) và kết quả chất lượng (sự phát triển những năng lực mới, phẩm chất mới của người học).

- Mục đích đánh giá là giúp cho các cấp quản lí của cơ sở Giáo dục, quản lí cán bộ có những thơng tin bổ ích trong việc sử dụng tiếp đội ngũ Hiệu trưởng, giúp cho các nhà tổ chức bồi dưỡng, các giảng viên cải tiến, đổi mới các phương pháp nội dung và hình thức bồi dưỡng tiếp theo.

- Thông thường đánh giá kết quả bồi dưỡng theo 2 hình thức.

+ Đánh giá kết quả tức thời: về nhận thức và trình độ chun mơn nghiệp vụ người học được nâng lên (qua các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận).

+ Đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng: hiệu quả quản lí của đội ngũ Hiệu trưởng tại cơ sở, điều này địi hỏi các cấp quản lí phải theo dõi kiểm tra, đánh giá qua mỗi giai đoạn (1 năm hoặc 2 năm, 5 năm) đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo đội ngũ này với nhiều hình thức khác nhau để bổ sung các kiến thức phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.

1.2.5.8.Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình bồi dưỡng:

Các thành tố của quá trình bồi dưỡng được trình bày ở phần trên, gắn bó chặt chẽ, phối hợp và hỗ trợ cho nhau. Mục tiêu của bồi dưỡng là kim chỉ nam cho nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng, kế hoạch tổ chức thực hiện sẽ cụ thể hóa mục tiêu; các điều kiện thực hiện bồi dưỡng sẽ giúp hoàn thành mục tiêu và kế hoạch đồng thời định hướng cho kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo; đánh giá kết quả bồi dưỡng sẽ giúp cho việc nhìn lại mục tiêu bồi dưỡng có đúng đắn, thực tiễn không, đồng thời giúp cho các nhà tổ chức định hướng được nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng phù hợp với mục tiêu hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)