a/ Thực trạng chung :
Ngày 30/12/1974 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 291/CP về cải tiến công tác đào tạo, bồi dưỡng Hiệu trưởng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Sau đó Bộ Giáo dục có ban hành chương trình và khung các bài giảng về nghiệp vụ quản lí các trường cấp 1 - 2.
Năm 1981, Bộ Giáo dục chính thức ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí trường PTCS (Phổ thơng cơ sở) gồm 1.050 tiết.
Ngày 20/11/1996 Thủ tướng ban hành Quyết định số 874/TTg về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, cơng chức nhà nước trong đó có qui định chung về các nội dung cơ bản cần phải đào tạo - bồi dưỡng cho cán bộ, công chức Nhà nước là:
- Lí luận chính trị
- Kiến thức về hành chánh nhà nước. - Kiến thức về quản lí nhà nước.
- Kiến thức về quản lí các lĩnh vực chuyên môn - Ngoại ngữ tin học.
Ngày 1/11/1997 Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo ra Quyết định số 3451/ GD-ĐT về việc ban hành những chương trình bồi dưỡng cho các cán bộ và công chức ngành giáo dục - đào tạo, trong đó có qui định chương trình bồi dưỡng [A 4] cho cán bộ quản lí trường phổ thơng gồm 450 tiết với các kiến thức sau :
- Chủ trương và đường lối (90 tiết)
- Nhà nước và quản lí Hành chánh nhà nước (150 tiết) - Quản lí nhà nước về GD và ĐT (155 tiết)
- Kiến thức chuyên biệt (45 tiết) - Viết tiểu luận cuối khóa (lo tiết) .
trường Cán bộ Quản lí GD - ĐT chịu trách nhiệm.
+ Hướng dẫn các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng sử dụng và thực hiện chương trình này.
+ Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các chương trình và biên soạn thành giáo trình để làm tài liệu học tập, bồi dưỡng trong ngành GD-ĐT.
- Ngày 15/12/1997 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quyết định số 4195/1997/QĐ-BGD&ĐT về chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường Tiểu học.
Hiện nay, Bộ vẫn chưa ban hành chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng THCS. Qua phần trình bày trên, chúng ta có thể thấy rằng :
- Mục tiêu bồi dưỡng, chương trình và nội dung bồi dưỡng Hiệu trưởng rất chậm đổi mới để kịp thời phù hợp với sự chuyển biến nhanh với kinh tế - xã hội đất nước và địa phương.
- Sau 20 năm mới có sự thay đổi chương trình và nội dung bồi dưỡng thể hiện tính khố học, hệ thống, tuy vậy vẫn chưa đảm bảo đầy đủ về chương trình cho các đối tượng Hiệu trưởng THCS nhất là chưa đảm bảo tính thực tiễn ở các địa phương.
- Chương trình khơng nói đến bồi dưỡng Ngoại ngữ - Tin học b / Thực trang vế nôi dung bồi dường tai Tây Ninh:
Trong phạm vi đề tài này, chúng tơi khơng có ý định đi sâu vào nội dung bồi dưỡng vì nội dung, chương trình bồi dưỡng đã được Bộ GD -ĐT ban hành mà chỉ nêu lên các nội dung Hiệu trưởng THCS Tây Ninh được bồi dưỡng và một vài nhận xét về tính thực tiễn của nội dung đối với Tây Ninh mà thôi.
Về nội dung bồi dưỡng cho Hiệu trưởng THCS Tây Ninh đều do những cán bộ trường quản lí GD - ĐT Trung ương li thực hiện. Tuy nhiên khơng có nội dung chung để bồi dưỡng cho Hiệu trưởng các trường THPT và THCS.
Theo kế hoạch giảng dạy lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí Trường Trung học (THPT va THCS) tại Tây Ninh do trường Cán bộ quản lí GD - ĐT II kết hợp
với Sở GD - ĐT tổ chức mà chúng tôi thu thập được trong năm học 2000 -2001 gồm có các kiến thức sau: (xin xem chi tiết ở phần phụ lục)
- Chủ trương đường lối (52 tiết)
- Nhà nước và quản lí Hành chánh Nhà nước(107 tiết)
- Quản lí nhà nước về GD - ĐT 0 Kiến thức và nghiệp vụ quản lí 0 Viết tiểu luận cuối khóa
(58 tiết) (22 tiết) (li tiết) Cộng: 450 tiết
Qua trình bày trên, chúng tơi nhận thấy các nội dung mà so với Bộ GD- ĐT nêu ra không thay đổi nhưng số tiết tăng thêm ở phần kiến thức và nghiệp vụ quản lí.
Mặt khác các nội dung này chưa nêu lên được tính đặc thù của việc bồi dưỡng cho Hiệu trưởng THCS ở Tây Ninh so với các tỉnh khác như thế nào. Một vấn đề đáng lưu ý hơn nữa là nội dung bồi dưỡng về ngoại ngữ - tin học không được nêu lên trong kế hoạch bồi dưỡng này
Theo ý kiến của các Hiệu trưởng THCS, họ có nhận xét nội dung của các lớp bồi dưỡng như sau :
- Bổ ích 54 %
- Còn sơ lược 36 % - Chưa đáp ứng lo %
Qua thăm dò ý kiến của các Hiệu trưởng THCS là học viên, họ cho biết: Nội dung bồi dưỡng thường là những cơ sở lí luận chung nhất, các giảng viên chưa gắn được nội dung bồi dưỡng với tình hình thực tế của Tây Ninh, chưa xây dựng được những tình huống thực tiễn sát với Tây Ninh,vì vậy việc vận dụng các lí luận vào thực tiễn rất khó và các giờ học thường kém sinh động.