Sau khi thu thập các số liệu điều tra cơ bản về số lượng , cơ cấu, trình độ học lực và việc đào tạo sư phạm của đội ngũ Hiệu trưởng THCS ở Tây ninh vào tháng 12/ 2001 nổi lên những vấn đề cơ bản sau:
Hiệu trưởng THCS có 89,1% cơng tác trong ngành từ trên 10 năm trở lên nhưng số Hiệu trưởng đã làm cơng tác Hiệu trưởng trên lo năm chỉ có 33,5% là con số rất khiêm tốn, phần lớn các Hiệu trưởng THCS rất trẻ về độ tuổi làm quản lí trường học trong đó dưới 5 năm làm Hiệu trưởng chiếm 48%.
Tất cả Hiệu trưởng THCS trong tỉnh đều đã được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại để quản lí điều hành nhà trường. Trong số 92 Hiệu trưởng THCS có 82,5% Hiệu trưởng có độ tuổi từ 31 đến 45 tuổi, chứng tỏ đã kinh qua cơng tác nhiều năm, tích lũy được một số kinh nghiệm nhất định, có thực tế ở địa phương, nhằm tham mưu tốt cho chính quyền cơ sở trong việc phát triển giáo dục THCS tại địa phương. Cũng trong độ tuổi này (từ 31 đến 45) cho thấy sự bố trí, đề bạt Hiệu trưởng ở các trường THCS được tiến hành trên cơ sở lựa chọn tương đối kĩ của các phòng GD-ĐT, đồng thời đây là độ tuổi sung sức, có nhiều năng động và sáng tạo trong cơng tác quản lí.
Qua điều tra cho thấy tất cả Hiệu trưởng THCS của Tây Ninh đều tốt nghiệp THPT, đây là điều kiện thuận lợi để họ có thể tiếp tục học lên Đại học.
Trong số Hiệu trưởng THCS có 37% đạt chuẩn Cao đẳng sư phạm,có 54,3% tốt nghiệp Đại học. Điều này chứng tỏ sự nỗ lực cố gắng vươn lên để có trình độ cao hơn phục vụ cho cơng tác quản lí có chiều sâu hơn. Đây là nỗ lực lớn của ngành giáo dục địa phương và bản thân của các Hiệu trưởng (hiện nay có thêm 4 Hiệu trưởng đang học Đại học sư phạm).
Tuy nhiên còn 8,7% Hiệu trưởng có trình độ dưới chuẩn (sư phạm 2 năm). Số này tuy không nhiều nhưng để phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố tại địa phương thì địi hỏi họ phải nỗ lực, khắc phục các khó khăn để đạt chuẩn và hơn thế nữa.
Trên 76% Hiệu trưởng THCS là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và 14,1% là Đoàn viên Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đây là lực lượng tiên phong trong mặt trận giáo dục. Họ là những người tổ chức thực hiện những chủ trương của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, đồng thời điều này biểu thị sự
quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Đảng trong trường THCS, tăng cường tính chiến đấu trong lãnh đạo, góp phần tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương nơi trường đóng.
Tuy nhiên trong số Hiệu trưởng này, chỉ mới có 25% qua các lớp bồi dưỡng trung cấp chính trị và 10,9% qua các lớp sơ cấp chính trị, cịn gần 60% Hiệu trưởng THCS chưa được bồi dưỡng lí luận chính trị, điều này sẽ là trở ngại lớn trong việc nhận thức của Hiệu trưởng để giáo dục cho cán bộ - giáo viên tại trường về quan điểm Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiện nay có 5 Hiệu trưởng đang theo học lớp trung cấp chính trị.
- Về nguồn đào tạo quản lí cho Hiệu trưởng THCS : Có 100% Hiệu trưởng được đào tạo về nghiệp vụ quản lí, trong đó có 76 người được đào tạo từ giai đoạn 1999 đến nay (vào năm học 95-96 chỉ mới bồi dưỡng được 16 Hiệu trưởng). Đây là thành tích rất lớn của ngành giáo dục trong việc nâng cao nghiệp vụ quản lí cho ngành đồng thời thực hiện tốt chỉ tiêu đề ra trong việc bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng THCS theo Quyết định 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Về trình độ ngoại ngữ, tin học: 100% Hiệu trưởng THCS chưa được học ngoại ngữ và tin học trong quá trình tham gia bồi dưỡng ở các lớp quản lí nghiệp vụ Điều này cũng hạn chế một phần đến hiệu quả cơng tác quản lí chuyên môn và việc áp dụng tin học trong cơng tác quản lí nhà trường.
Qua số liệu trên cho thấy số Hiệu trưởng THCS đã kinh qua cơng tác phó Hiệu trưởng hoặc quản lí các bộ phận cơ bản cịn ít, tuy nhiên đây cũng là
những điều kiện cơ sở để làm công tác qui hoạch cán bộ.
U