2.2.1.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ HIỆU TR ƯỞNG THCS Ở TÂY NINH:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 61 - 63)

Sau ngày miền Nam hoàn tồn giải phóng, giáo dục cấp THCS ở Tây Ninh có 23 trường nằm rải rác dọc theo các trục lộ chính, cịn ở nơng thơn sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng hầu như chưa có trường. Chấp hành sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh là phải nhanh chóng mở rộng hệ thống trường, lớp cho con em nhân dân được đi học, do vậy trường lớp THCS hàng năm được mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Đến nay đã có 92 trường phủ kín 90 xã trong tồn tỉnh, từ Thị xã, thị trấn đến các vùng nông thôn hẻo lánh, đảm bảo thu hút học sinh. vào học, nhất là những học sinh tốt nghiệp Tiểu học. Với sự phát triển về số lượng trường tất nhiên có nhu cầu về sự bổ nhiệm Hiệu trưởng để lãnh đạo nhà trường. Trong những năm đầu việc bổ nhiệm Hiệu trưởng khơng có cách nào khác là "chọn mặt gởi vàng", thậm chí chọn cả giáo viên chưa hết tập sự ở vùng biên giới vẫn đề bạt làm Hiệu trưởng trường THCS, mặc Đầu họ chưa biết gì về quản lí, về qui trình lãnh đạo một trường THCS. Họ phải mày mò một cách vất vả để lãnh đạo hội đồng trong một thời gian khá dài; lúc này họ tự bồi dưỡng, tự rút kinh nghiệm bản thân, ở đồng nghiệp và ở những người đi trước; do đó hoạt động quản lí của họ là cố gắng làm đủ các việc mà cấp trên yêu cầu. Mãi đến cuối những năm 1980 và đầu năm 1990, địa phương mới chú ý vấn đề bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục mà sự quan tâm trước hết là Hiệu trưởng các trường THPT và lãnh đạo các phòng giáo dục. Còn Hiệu trưởng THCS thực sự mới được chú ý vào năm 1995 - 1996 khi Sở Giáo dục kết hợp với trường Cán bộ Quản lí Giáo dục Trung ương 2 mở một lớp quản lí giáo dục đầu tiên đặt tại Tây Ninh trong đó gồm các trưởng - phó phịng ban của Sở, Hiệu trưởng - phó Hiệu trưởng các trường THPT và triệu tập 16 Hiệu trưởng trường THCS lớn tham gia bồi dưỡng.

Từ khi Thủ tướng ban hành Quyết định 874/TTg ngày 20/11/1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cơng chức nhà nước; được sự nhất trí của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Tây Ninh, Sở Giáo dục kết hợp với trường Cán bộ Quản lí Giáo dục Trung ương 2 tổ chức một lớp bồi dưỡng cho Hiệu trưởng các

trường THPT, THCS vào năm học 1999 - 2000 trong đó có 46 Hiệu trưởng THCS tham gia và năm học 2000 - 2001 tiếp tục có 30 Hiệu trưởng THCS tham gia lớp bồi dưỡng quản lí. Như vậy liên tục trong 2 năm Sở đã tổ chức bồi dưỡng hết số Hiệu trưởng THCS còn lại và hiện nay tiếp tục bồi dưỡng cho các Phó Hiệu trưởng các trường THPT và TKCS. Tuy đã bồi dưỡng được đầy đủ Hiệu trưởng THCS, nhưng cho đến nay ngành vẫn chưa có một kế hoạch khố học, dài hơi để bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng nhất là thay thế một số Hiệu trưởng lớn tuổi phải về hưu; vì phải mất đến 4-5 năm sau, nhất là khi có quyết định của Thủ tướng chính phủ, ngành GD-ĐT Tây Ninh mới tìm đến việc bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng THCS. Ngành có tổ chức tổng kết 5 năm (1996 - 2000) về công tác đào tạo nhưng cũng chỉ qua loa, sơ sài, nêu số liệu mà chưa nêu lên hiệu quả sau khi bồi dưỡng về quản lí.

Bên cạnh việc bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng THCS về quản lí nghiệp vụ ngành GD-ĐT Tây Ninh cũng có chú ý nâng cao về trình độ sư phạm cho Hiệu trưởng THCS. Từ năm 1996 đến nay, Sở kết hợp với các trường Đại học Sư phạm TPHCM, trường Đại học Sư phạm Huế mở các lớp chuyên tu và từ xa cho 50 Hiệu trưởng THCS nâng lên trình độ đại học. Việc bồi dưỡng lí luận chính trị cho các Hiệu trưởng THCS do các phòng GD-ĐT đảm trách, tay vậy việc này còn tuy thuộc vào quyết dinh của các huyện ủy đưa đi bồi dưỡng chính trị nên trong nhiều năm nay chỉ có 27/92 Hiệu trưởng THCS có trình độ trung cấp chính trị. Trong lãnh vực này Sở GD-ĐT chưa quan tâm nhắc nhở các huyện tạo điều kiện cho Hiệu trưởng THCS được bồi dưỡng chính trị.

Đặc biệt nhất là từ trước đến nay, chưa có Hiệu trưởng THCS nào được bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học.

Qua đó, có thể nói rằng lịch sử vấn đề bồi dưỡng Hiệu trưởng các trường THCS của tỉnh Tây Ninh trong một thời gian khá dài chưa được các cấp quản lí chú ý chỉ đạo, chưa xem nó là một trong những nguồn động lực cơ bản để Hiệu trưởng vận hành nhà trường, chưa bồi dưỡng một cách toàn diện theo đúng và đầy đủ nội dung của nó.

Mặt khác, tuy Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có ban hành Quyết định số 3481/GD-ĐT ngày 01/11/1997 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng cho cán bộ- cơng chức nhà nước ngành GD-ĐT nhưng cũng chỉ dừng lại ở chương trình mà chưa có giáo trình giảng dạy, trong khi đó trường Cán bộ Quản lí Giáo dục TW2 chủ yếu cung cấp về lí luận cơ bản, về quản lí mà chưa chú ý bồi dưỡng cách thức cho các Hiệu trưởng THCS vận dụng nó vào cụ thể ở Tây Ninh ra sao, khác với các tỉnh khác như thế nào.

Vấn đề nữa là việc bồi dưỡng chưa được thường xuyên mà cần phải bổ sung, cập nhật những kiến thức quản lí mới cho Hiệu trưởng để họ có thể vận dụng linh hoạt - sáng tạo vào tình hình mới của đất nước xảy ra tại địa phương; thực tế họ chỉ được bồi dưỡng một lần để làm cả đời. Có người quản lí cho rằng : cứ cho Hiệu trưởng một khóa huấn luyện là lãnh đạo cấp trên đã xong một nhiệm vụ của mình và Hiệu trưởng đã đủ sức chiến đấu mãi mãi rồi.

2.2.2.NHẬN THỨC VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)