PHÁP BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG THCS:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 94 - 96)

- Bồi dưỡng tập trung:

PHÁP BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG THCS:

Hiện thực nước ta cho thấy trong các thời kì cách mạng, nhất là trong các thời điểm có tính chất chuyển giai đoạn, cán bộ bao giờ cũng đóng vai trị quan trọng, chính vì vậy Nghị quyết hội nghị Lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định : " Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng ( 3 ).

Từ những tư tưởng này, Đảng - Nhà nước và Ngành GD- ĐT rất coi trọng công tác đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục nói chung và Hiệu trưởng THCS nói riêng. Việc bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng THCS Tỉnh Tây Ninh được thể hiện theo những quan điểm sau;

1.Các cấp quản lí giáo dục và Hiệu trưởng THCS phải có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết, cấp bách của cơng tác bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục nói chung và Hiệu trưởng THCS nói riêng. Chính nhận thức này là động lực để phát triển hoạt động bồi dưỡng ngày càng hồn thiện hơn. Có nhận thức đúng đắn về cơng tác bồi dưỡng thì việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng được tiến hành thường xuyên, khoá học nhằm đáp ứng được các chủ trương cua Đảng và Nhà nước, đồng thời cần phải chú ý lấy tự bồi dưỡng trong q trình cơng tác là chủ yếu.

2.Việc bồi dưỡng phải thực hiện theo đúng mục tiêu đã đề ra, phải phù hợp với nhu cầu thực tế của giáo dục THCS Tây Ninh và phù hợp với nhu cầu của chính bản thần các Hiệu trưởng THCS.

Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng để đào tạo đội ngũ Hiệu trưởng THCS đáp ứng được yêu cầu của phát triển giáo dục THCS tại Tây Ninh nhưng đồng thời nó phải mang tính phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của đội ngũ này,

đó là mong muốn được nâng cao trình độ quản lí, chun mơn, chính trị ... 3.Phải xác định được đầy đủ nội dung, hình thức bồi dưỡng và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Nội dung phải phù hợp với thực tiễn của Giáo dục THCS Tây Ninh, phải phù hợp với đặc điểm của đội ngũ Hiệu trưởng THCS, nội dung bồi dưỡng phải đầy đủ, khố học, thực tiễn và có hệ thống - Hình thức bồi dưỡng phải tạo điều kiện để Hiệu trưởng được tham gia bồi dưỡng đầy đủ. Việc tổ chức phải khoá học, đảm bảo được nội dung, hình thức và thực hiện đạt hiệu quả mà mục tiêu đã đề ra.

4.Điều kiện quan trọng để tổ chức hoạt động bồi dưỡng Hiệu trưởng THCS có hiệu quả là phải có một đội ngũ cán bộ giảng dạy có năng lực và có phương pháp giảng dạy tốt. Việc hợp đồng với cán bộ giảng dạy của trường quản lí trung ương là điều kiện cần thiết để nâng cao về cơ sở lí luận cho Hiệu trưởng, tuy nhiên cũng phải chú ý đến giảng viên tại chỗ của trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh. Do đó, việc nâng cao trình độ của đội ngũ này để đảm đương được những vấn đề thực tế cần phải bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng THCS tại địa phương là hết sức cần thiết.

5.Để thực hiện được hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng THCS đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc xây dựng đội ngũ giảng viên có tiềm lực mạnh, phải xây dựng và tăng cường các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho quá trình bồi dưỡng.

6.Phải tổng kết kinh nghiệm sau các đợt bồi dưỡng đồng thời phải đề xuất được một hệ thống đánh giá hợp lí hiệu quả quản lí của Hiệu trưởng THCS để định hướng được nhiệm vụ bồi dưỡng tiếp theo trong những năm tới.

Chúng tôi xem những quan niệm trên là định hướng để đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện việc bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng THCS ở Tây Ninh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)