THỰC TRẠNG CÁC ĐIỂU KIỆN VỀ TÀI CHÍNH, CƠ SỞ VẬT CHẤT, GIẢNG VIÊN CHO VIỆC BỒI DƯỠNG CÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 74 - 80)

- Bồi dưỡng tập trung:

2.3.4. THỰC TRẠNG CÁC ĐIỂU KIỆN VỀ TÀI CHÍNH, CƠ SỞ VẬT CHẤT, GIẢNG VIÊN CHO VIỆC BỒI DƯỠNG CÁC

SỞ VẬT CHẤT, GIẢNG VIÊN CHO VIỆC BỒI DƯỠNG CÁC HIỆU TRƯỞNG THCS

2.3.4.1.Về tài chính:

a. Các qui đinh của Trung ương:

- Căn cứ vào Quyết định 74/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ kí ngày 7/5/2001 về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức giai đoạn 2001-2005 có qui định: Tăng cường bảo đảm nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng : răng đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương), đóng góp của tổ chức và cá nhân.

Trên cơ sở, nguồn kinh phí bồi dưỡng được trích từ các nguồn: - Ngân sách nhà nước.

- Đóng góp của tổ chức và cá nhân người được bồi dưỡng

Theo Thơng tư số 150/1998/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 19/11/1998 về hướng dẫn quản lí sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cơng chức nhà nước có qui định khoản chi cho cơng tác đào tạo bồi dưỡng được bố trí hàng năm trong kế hoạch ngân sách của Bộ, Ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Nội dung và mức chi được qui định như sau : - Chi trả thù lao cho giảng viên :

* Đối với giảng viên là Bộ trưởng,Thứ trưởng 100.000 đ /buổi

* Đối với giảng viên là cấp Cục, Vụ, Viện ở các cơ quan trung ương, các giáo sư, tiến sĩ của các trường trung ương quản lí 80.000 đ / buổi

* Đối với giảng viên của các trường cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đối tượng khác 60.000 đ / buổi

- Chi cho học viên :

* Tiền ăn: hỗ trợ 10.000 đ/ngày/người nếu nội trú hoặc có khoảng cách từ cơ quan đến nơi học từ lo km trở lên (đối với miền núi, biên giới, hải đảo) và 20 km trở lên đối với các vùng còn lại.

* Tiền tàu xe: Trợ cấp 1 lượt (đi và về) * Tiền phụ cấp lưu trú: khơng có.

- Chi cho cơng tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng : bảo đảm nơi ăn, ở, sinh hoạt và bố trí hội trường, lớp học cho học viên, chi phí đi lại cho giảng viên, chi cho công tác chấm thi.

- Chi mua giáo trình tài liệu, biên soạn bài giảng phục vụ trực tiếp chương trình học tập .

b. Các qui đinh của tỉnh Tây Ninh :

Căn cứ vào các qui định của trung ương, ngày 25/02/1999 Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 29/ QĐ-CT về việc qui định tạm thời về chính sách đào tạo, cụ thể như sau:

Đối tượng là cán bộ, công chức đang công tác tại Tây Ninh và phải được Hội đồng đào tạo bồi dưỡng cán bộ tỉnh thống nhất đề xuất đi học và được cơ quan thẩm quyền quyết định.

- Mức trợ cấp tiền ăn : 10.000 đ/1 ngày - Học phí : do ngân sách nhà nước chi trả

- Tiền tài liệu: Phục vụ trực tiếp do chương trình học tập (không giải quyết tài liệu nghiên cứu thêm)

- Chi cho giảng viên : theo qui định của Trung ương.

Đến ngày 23/8/2001 ƯBND tỉnh Tây Ninh tiếp tục ban hành Quyết định số 167/2001/QĐ-ƯB về qui định chính sách đào tạo bổ sung như sau :

- Tiền ăn: Khơng hỗ trợ thêm cho cán bộ,ơng chức có lương - Tiền tài liệu :

+ Bồi dưỡng trung cấp "hình trị và quản lí Nhà nước: 200.000 đ/người/khoá

+ Đại học: 600. 000 đ/người/khoá

c. Thực trạng về các khoản chi cho hoạt động bồi dưỡng đội ngủ Hiệu trưởng THCS Tỉnh Tây Ninh:

- Chi cho hoạ viên :

- Đối với những Hiệu trưởng được điều đi bồi dưỡng Trung cấp chính trị tại trường chính trị của tỉnh thì chỉ được cấp tiền tài liệu theo qui định trên. Tiền tàu xe được cấp 1 lượt đi và về.

- Đối với những Hiệu trưởng được Ngành điều động thì khơng được trợ cấp khoản nào (vì do ngành giáo dục điều động không phải do Hội đồng đào tạo bồi dưỡng Tỉnh quyết định). Đây cũng là một trong những khó khăn mà đội ngũ Hiệu trưởng THCS gặp phải khi tham dự các lớp bồi dưỡng và cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm nhiệt tình của người học. Cho đến nay, Ngành GD-ĐT Tây Ninh đã nhiều lần làm văn bản trình UBND Tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí cho người học nhưng UBND Tỉnh vẫn chưa giải quyết được đề nghị nào của Sở.

Thực tế nhiều Phòng Giáo dục - Đào tạo cũng đã tạo điều kiện về kinh phí cho các Hiệu trưởng tham gia bồi dưỡng là mỗi ngày đi học được thanh toán tiền tàu xe lượt đi và lượt về.

- Chi cho giảng viên :

Theo qui định của Bộ Tài chính, tiền chi cho giảng viên là 80.000đ/buổi. Sở Giáo dục căn cứ vào định mức này để hợp đồng với các giảng viên ở các trường cán bộ quản lí giáo dục - đào tạo li tại Thành phố Hồ Chí Minh. ngồi ra còn chi trả về tiền ăn tiền nghỉ trong thời gian các giảng viên ở tại Tây Ninh, kinh phí đưa rước từ TP Hồ Chí Minh - Tây Ninh. Thực tế những khoản tiền chi trả cho giảng viên này về công tác tại Tây Ninh cịn rất ít.

Theo thăm dò ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Sở và cán bộ Phịng Giáo dục Chuyên nghiệp thì cần phải nâng lên từ 120.000đ/l buổi đến 150.000đ/

buổi là phù hợp.

Qua thăm dò ý kiến của các Hiệu trưởng để tạo điều kiện cho họ được học tập tốt thì chế độ bồi dưỡng cần phải qui định lại là :

+ Hỗ trợ tiền ăn: lO.OOOđ/l ngày/l người

+ Hỗ trợ tiền tàu xe: lượt đi và về cho mỗi đạt học tập - Kinh phí khen thưởng :

UBND Tỉnh khơng có qui định về chế độ khen thưởng cho học viên, cuối các khóa học bồi dưỡng thường chỉ là những món quà nhỏ và giấy khen cho các học viên xuất sắc.

2.3.4.2.Về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng:

- Việc bồi dưỡng về quản lí giáo dục và sư phạm được tổ chức tại trường Cao Đẳng Sư Phạm. Thường các lớp học bồi dưỡng là các phòng học của trường Cao Đẳng Sư Phạm, các phòng học được đầu tư tương đối tốt như : bàn ghế, đèn, quạt trần, bảng đen ... Tuy nhiên các lớp quản lí do số lượng đơng (trên 100 người) nên được học tại hội trường với đầy đủ hệ thống âm thanh và các thiết bị khác.

Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh có một thư viện nhưng tài liệu dành cho các lớp quản lí rất ít, hầu như các tài liệu do các giảng viên cưng cấp.

Các thiết bị dạy học phục vụ cho các lớp này rất ít. Các học viên đa số chỉ nghe giảng, ít khi được tiếp cận với các phương tiện hiện đại như đèn chiếu, các băng hình, máy vi tính ... Điều này cũng làm hạn chế đến việc hăng say học tập của học viên.

- Việc bồi dưỡng chính trị được tổ chức tại trường chính trị tỉnh - Đây là trường được xây dựng để phục vụ cho các lớp bồi dưỡng chính trị với số lượng học viên đơng nên có nhiều hội trường với một số các phương tiện phục vụ công việc dạy và học như âm thanh, bàn ghế.

Tuy nhiên việc giảng dạy chỉ thực hiện ở hội trường nên học viên chỉ tập trung nghe giảng là chính, khơng có các thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học

tập của học viên.

- Về tài liệu phục vụ cho học tập có rất ít, học viên phải tự phơ tơ các tài liệu do giảng viên cung cấp. Các loại sách tham khảo ở thư viện không nhiều. Các hiệu sách ở Tây Ninh khơng có bán những loại sách về quản lí nên học viên rất khó khăn trong việc tự nghiên cứu thêm tài liệu để nâng cao nhận thức về những vấn đề mà giảng viên nêu ra.

2.3.4.3.Về đội ngũ giảng viên:

- Bồi dưỡng quản lí giáo dục: Chủ yếu là các giảng viên của trường Cán bộ quản lí giáo dục - đào tạo II phụ trách. Các giảng viên này được trường phân công đến giảng dạy tại Tây Ninh theo kế hoạch giảng dạy đã hợp đồng trước Nội dung giảng dạy do các giảng viên được phân công chịu trách nhiệm. Đây là những giảng viên đã có nhiều kinh nghiệm, giảng dạy lâu năm ở trường CBQLGD-ĐT II nên đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho các học viên là Hiệu trưởng THCS tại Tây Ninh

- Bồi dưỡng Sư phàm :

- Về chuẩn hoá cao đẳng sư phạm : do các giáo viên của trường CĐSP Tây Ninh chiu trách nhiệm.

- Về nâng cao trình độ lên Đại học : do các giảng viên của các trường Đại học sư phạm trực tiếp giảng dạy.

- Bồi dưỡng về lí luân chính tri : Do- giảng viên của trường chính trị Tỉnh đảm trách. Đây là các giảng viên địa phương được đào tạo tại học viện chính trị trung ương.

Theo ý kiến của các Hiệu trưởng THCS đã qua các lớp bồi dưỡng, tình hình giảng dạy của các giảng viên nổi lên một số vấn đề như sau:

• Về phương pháp giảng dạy hầu hết đều sử dụng phương pháp thuyết trình, khơng sử dụng các giáo cụ trực quan, các phương tiện dạy học hiện đại, thỉnh thoảng có thảo luận. Điều này khơng thực hiện được cá nhân hóa người học vì số lượng lớp q đơng.

• Các giảng viên ít có thực tế ở Tây Ninh, nhất là bồi dưỡng về quản lí giáo dục. Chúng tơi cho rằng với những nội dung các bài giảng chỉ có thể cung cấp cho các học viên những cơ sở lí luận cơ bản nhưng không chỉ ra cho các học viên cách áp dụng như thế nào khi vấn đề đó xảy ra tại địa phương. Một vấn đề quan trọng cũng cần phải đặt ra là khi hợp đồng với các giảng viên, Sở GD&ĐT Tây Ninh chưa cung cấp cụ thể cho họ biết về tình hình giáo dục THCS tại tỉnh nhà, tình hình đội ngũ Hiệu trưởng THCS và một số vấn đề khác có liên quan đến cơng tác bồi dưỡng.

• Một số giảng viên giảng bài chỉ nặng về lí thuyết, ít có dẫn chứng, minh họa hoặc các ví dụ điển hình cho việc giải quyết những tình huống quản lí xảy ra trong thực tế. Mong muốn của các Hiệu trưởng THCS ở các giảng viên là làm thế nào để họ vận dụng các lí luận về quản lí ở các lớp bồi dưỡng một cách chắc chắn và có hiệu quả khi về cơng tác tại trường. Bên cạnh đó một số Hiệu trưởng cho rằng họ mong muốn tìm hiểu thêm về các quan điểm về giáo dục mới ở các nước trên thế giới. Họ cũng mong muốn các giảng viên giới thiệu các gương điển hình thành cơng trong việc quản lí nhà trường hiện nay và cũng mong được các giảng viên hướng dẫn cho họ được tham quan học tập, tiếp xúc với các trường, các Hiệu trưởng quản lí tốt ở các tỉnh trong nước.

• Có một số bài giảng, giảng viên đã tổ chức cho học viên thảo luận, song việc tổ chức cịn mang nặng tính hình thức, nặng về địi hỏi học viên tái hiện kiến thức. Mặt khác học viên chưa được hướng dẫn về cách học theo kiểu này nên trong quá trình thực hiện học viên khơng phát huy tính chủ động.

• Việc tổ chức cho học viên tập dượt nghiên cứu khố học, phân tích sáng kiến kinh nghiệm tuy đã có ý thức, nhưng vẫn chỉ là vấn đề riêng của từng giảng viên.

• Mặc dù có một số bài giảng của giảng viên giảng dạy xúc tích, hấp dẫn, sinh động nhưng chủ yếu vẫn là giới thiệu cặn kẽ những điều có trong bài giảng, giáo trình, tài liệu, ít thể hiện tính chất gợi mở, nêu vấn đề, các phương pháp tiệm cận tài liệu để học viên suy nghĩ, tìm tịi trong q trình tự học, tự nghiên cứu.

Qua tham khảo ý kiến của các Hiệu trưởng THCS đã tham dự lớp bồi dưỡng về chất lượng giảng dạy của các giảng viên, kết quả như sau :

- Tốt : 78,2% - Tương đối: 21,8%

- Chưa đáp ứng được yêu cầu: 0%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)