2.3.1.SỐ LIỆU ĐIỂU TRA VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 65 - 68)

quyết định của Thủ tướng chính phủ. Họ cho rằng chỉ có bồi dưỡng, nhất là bồi dưỡng về kinh nghiệm quản lí, cách điều hành cơng việc nhà trường của Hiệu trưởng là cần thiết. Chính nhờ có các đợt bồi dưỡng họ sẽ được cung cấp các kiến thức về quản lí nhà nước, quản lí trường học một cách có hệ thống, đồng thời qua bồi dưỡng họ sẽ được nâng cao trình độ chun mơn, năng lực trong việc tiếp cận những thành tựu khoá học tiên tiến đáp ứng được yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

2.3.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG THCS Ở TÂY NINH THEO QUYẾT ĐINH 874/TTG: TRƯỞNG THCS Ở TÂY NINH THEO QUYẾT ĐINH 874/TTG:

2.3.1.SỐ LIỆU ĐIỂU TRA VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG DƯỠNG

Thực tế đội ngũ Hiệu trưởng THCS ở Tỉnh Tây Ninh được bắt đầu bồi dưỡng từ năm học 1995 - 1996, như vậy phải mất một thời gian dài 15 năm, đội ngũ Hiệu trưởng THCS mới được quan tâm bồi dưỡng. Tuy nhiên đến năm học 1999 - 2000 thì việc bồi dưỡng mới được tiếp tục sau khi có quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Tây Ninh, Sở GD-ĐT tiến hành điều tra đội ngũ Hiệu trưởng THCS, kết hợp với trường Cán bộ Quản lí Giáo dục Đào tạo li tổ chức bồi dưỡng cho 46 Hiệu trưởng THCS, đến năm học 2000 - 2001 tiếp tục bồi dưỡng cho 30 Hiệu trưởng còn lại. Như vậy, trong 2 năm Sở GD- ĐT đã bồi dưỡng xong về quản lí giáo dục cho đội ngũ Hiệu trưởng THCS của Tỉnh. Chính nhờ điều tra, khảo sát đối tượng Hiệu trưởng THCS mà Sở đã kịp thời bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ này.

Qua điều tra này, chúng tôi nhận thấy việc bồi dưỡng Hiệu trưởng có sự kiên quyết hơn, yêu cầu mọi Hiệu trưởng lần lượt tham gia đầy đủ chương trình này. Tuy nhiên đa số được bồi dưỡng sau khi đã được bổ nhiệm, chỉ có một số

được bồi dưỡng trước khi làm Hiệu trưởng. Chương trình bồi dưỡng kéo dài từ 6 tháng đến lnăm, theo hình thức tại chức (1 tháng tập trung 10 ngày), và tổ chức học tại trường Cao đẳng Sư phạm.

b/ Số liệu về bồi dưỡng lí luận chính trị :

Như ở bảng 6 đã trình bày, số Hiệu trưởng THCS được bồi dưỡng về lí luận chính trị trình độ trung cấp chỉ có 23 người chiếm tỉ lệ 25%. Những Hiệu trưởng này được đưa đi bồi dưỡng theo kế hoạch của huyện ủy các huyện. Sở chưa có kế hoạch cụ thể để bàn bạc thống nhất với các huyện để bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ này. Mặt khác việc đưa đi bồi dưỡng chính trị đối với Hiệu trưởng THCS chưa được kiên quyết, chưa có kế hoạch tổng thể về bồi dưỡng, thiếu đầu tư về lãnh đạo.

Qua điều tra trên, chúng tôi nhận thấy việc bồi dưỡng cho Hiệu trưởng đạt trình độ trung cấp chính trị chưa được quan tâm, trước khi làm Hiệu trưởng chỉ có 9,8 % được bồi dưỡng và khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng chỉ có 15,2 % Hiệu trưởng được bồi dưỡng.

c/Số liệu về bồi dưỡng trình độ sự phạm :

Theo bảng 5 đã trình bày phần trên, số Hiệu trưởng THCS có trình độ đại học là 50 chiếm tỉ lệ 54,3%, trình độ cao đẳng là 34 chiếm tỉ lệ 37% và tốt nghiệp Sư phạm 2 (chưa hoàn chỉnh cao đẳng) là 8 chiếm 8,7%. Điều này cho thấy ngành giáo dục đã có quan tâm nâng cao trình độ của Hiệu trưởng THCS lên đại học để họ có điều kiện đi sâu hơn ở lĩnh vực chuyên môn.

Qua số liệu điều tra nêu trên, một số Hiệu trưởng THCS đã có ý thức vươn lên, tự họ nỗ lực học tập để thăng tiến về nghề nghiệp bản thân là chính nên đã có 39,1% trước khi làm Hiệu trưởng đã có trình độ đại học. Cũng qua bảng điều tra này việc nâng cao trình độ các Hiệu trưởng tuy có được quan tâm nhưng chưa cao lắm, chỉ có 15,2% được bồi dưỡng đại học chủ yếu là họ tự đăngkí học đại học từ xa, số cịn lại ngành cũng chưa có một kế hoạch riêng cho Hiệu trưởng THCS. Một điều chú ý là có 8 Hiệu trưởng trình độ Sư phạm 2 nhưng cũng chưa được ngành GD-ĐT quan tâm đưa đi bồi dưỡng để chuẩn hóa Cao đẳng Sư phạm. Hiện nay có thèm 4 Hiệu trưởng đang tham dự lớp Đại học Sư phạm.

d/ Số liệu về bồi dường ngoại ngữ, tin học:

Hiện nay, trong tất cả 92 Hiệu trưởng THCS của Tây Ninh chưa có người nào được bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học; trong khi đó Sở GD-ĐT đã trang bị khoảng 70% trường THCS có phịng Lab, 80% trường có máy vi tính trong đó có một số trường có trên 20 máy vi tính. Hiện nay ngành GD-ĐT đang chuẩn bị dự án xây dựng hệ thống nối mạng thông tin cho tất cả các trường trong tỉnh, nhưng các Hiệu trưởng chưa biết ngoại ngữ, tin học thì việc khai thác thơng tin trên mạng, đưa thông tin lên mạng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu khơng chuẩn bị kế hoạch bồi dưỡng cho họ trong thời gian gần nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)