TRƯỜNG THC SỞ TÂY NINH:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 106 - 109)

- Bồi dưỡng tập trung:

TRƯỜNG THC SỞ TÂY NINH:

Để kiểm chứng tính cấp thiết, tính hiện thực và tính khả thi của những giải pháp bồi dưỡng Hiệu trưởng THCS ở Tây Ninh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chúng tơi đã tiến hành lấy ý kiến đội ngũ cán bộ quản lí của Sở, Phịng Giáo dục - Đào tạo, và Hiệu trưởng THCS. Tổng số người được hỏi ý kiến là 70 gồm:

- 3 cán bộ phụ trách công tác bồi dưỡng của Sở GD - ĐT. - 27 Lãnh đạo và cán bộ các Phòng GD - ĐT .

- 40 Hiệu trưởng trường THCS .

Nội dung chúng tôi đưa ra là 8 giải pháp nêu trên và đề nghị đánh giá về tính cấp thiết, tính hiện thực và tính khả thi của mỗi giải pháp theo 4 mức độ, được cho điểm từ Ì đến 4 theo thứ tự tích cực tăng dần.

Kết quả cụ thể như sau: Bảng 20:

Chúng tôi cũng đề nghị những người được hỏi ý kiến nêu thêm những giải pháp cần thiết khác ngoài các giải pháp nêu trên, nhưng hầu hết khơng có ý kiến, chỉ có một vài ý kiến đề nghị nhưng nội dung trùng với những giải pháp đã nêu trên.

Kết quả trên tổng hợp cho thấy tất cả cán bộ, quản lí trường THCS đều nhất trí cho rằng những giải pháp được nêu trong đề tài có tính cấp thiết, hiện thực và khả thi, đáp ứng được yêu cầu bối dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng THCS trong giai đoan mới, đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Tây Ninh.

Trong kết quả nhận được, tính cấp thiết của các giải pháp được đánh giá cao nhất, như vậy các cán bộ quản lí trường THCS đều nhận thức được những hạn chế trong cơng tác quản lí của đội ngũ Hiệu trưởng THCS hiện nay và mong muốn có một sự chuyển biến mới trong lĩnh vực này. Đặc biệt là các giải pháp, bổ sung nội dung bồi dưỡng phù hợp với thực tiễn Tây Ninh, xây dựng chế độ chính sách phù hợp, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng và bồi dưỡng xã hội hố giáo dục được đánh giá cao về tính cấp thiết. Điều này cho thấy đây là các lĩnh vực còn nhiều hạn chế và bất cập nhất hiện nay tại Tây Ninh.

Về tính hiện thực và khả thi của các giải pháp đều được đánh giá cao, điều này phù hợp với thực tế vì sau khi có Quyết định số 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc bồi dưỡng được tiến hành một cách thuận lợi, dù có những hạn chế đã được nêu trong đề tài.

Tóm lại, qua thực tế khảo sát, chúng tôi thấy rằng: Các giải pháp nêu ra là đúng đắn, nếu tiến hành đồng bộ các giải pháp trên thì tồn ngành GD-ĐT Tây Ninh sẽ có được một đội ngũ Hiệu trưởng THCS đủ sức đáp ứng được yêu cầu giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 106 - 109)