PHẦN 2: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 109 - 110)

- Bồi dưỡng tập trung:

PHẦN 2: KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản đã hồn thành. Chúng tơi rút ra một số kết luận và khuyến nghị như sau:

1. KẾT LUẬN:

- Giáo dục luôn luôn là yếu tố then chốt trong quá trình phát triển xã hội. Giáo dục và đào tạo chỉ có thể hồn thành sứ mệnh nếu hệ thống nhà trường trong nền giáo dục quốc dân được bảo đảm bằng đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường nói chung và đội ngũ Hiệu trưởng THCS nói riêng có đủ phẩm chất, năng lực và kĩ năng quản lí. Theo ý nghĩa đó, có thể khẳng định cơng tác bồi dưỡng Hiệu trưởng THCS là một sự nghiệp có tầm tác dụng to lớn đối với xã hội, nhất là việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS theo đúng mục tiêu và nội dung mà Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 874/TTg ngày 20/11/1996.

- Năng lực quản lí, lãnh đạo phải trải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng và phấn đấu rèn luyện mới có được. Người Hiệu trưởng THCS phải được đào tạo, bồi dưỡng liên tục qua các nội dung và hình thức phong phú, phù hợp với yêu cầu của xã hội và của Hiệu trưởng, đồng thời phải tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý. Để thực thi điều đó, cần phải chú ý nâng cao trình độ sư phạm, lí luận chính trị, nghiệp vụ quản lí và tin học - ngoại ngữ, tăng cường cơ sở vật chất, các phương tiện hiện đại để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó các cấp quản lí giáo dục (Sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT ) cần bám sát các chu trương, đường lối của Đảng, Nhà nước , các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ GD-ĐT về công tác bồi dưỡng cán bộ công chức, cần tham mưu tốt việc thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách để thực thi có hiệu quả cơng tác bồi dưỡng cho Hiệu trưởng THCS.

rộng về qui mơ, nâng cao về chất lượng. Vì vậy Hiệu trưởng THCS trong tỉnh không ngừng được bồi dưỡng để đáp ứng được tình hình giáo dục mới. Với thực trạng đội ngũ Hiệu trưởng THCS cịn hạn chế về trình độ lí luận chính trị, về nghiệp vụ quản lí trường học, một số bất cập về nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu mà Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, địi hỏi cần phải có những giải pháp phù hợp cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng THCS hiện nay.

Các giải pháp để hoàn thiện hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng THCS ở Tây Ninh đã trình bày trong luận văn là những giải pháp có tính cấp thiết, hiện thực và khả thi bởi nó xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn. Phân tích đúng đắn thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nêu trên là một trong những yêu cầu khách quan của hoạt động bồi dưỡng, một đòi hỏi cấp bách khi giáo dục Tây Ninh nói riêng, giáo dục cả nước nói chung đang đứng trước những thách thức-thời cơ của những năm đầu thế kỉ XXI và theo yêu cầu phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước dưới ánh sáng các Nghị quyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 109 - 110)