DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THC SỞ TÂY NINH THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 88 - 92)

- Bồi dưỡng tập trung:

DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THC SỞ TÂY NINH THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.

2.4.1.ƯU ĐIỂM:

Trong 3 năm qua, kể từ khi Tỉnh Tây Ninh bắt đầu thực hiện Quyết định 874/TTg của Thủ Tướng Ghính phủ trong việc bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng THCS đã có được những ưu điểm nổi bật như sau:

- Về nội dung:

- Đã thực hiện đầy đủ nội dung bồi dưỡng theo Quyết định 874/TTg của Thủ tướng và của Bộ GD&ĐT đề ra và đã bồi dưỡng được 100% Hiệu trưởng THCS về quản lí giáo dục.

- Các nội dung mà Hiệu trưởng tiếp thu được qua các lớp bồi dưỡng đều mang tính khố học, hệ thống.

Có những hình thức bồi dưỡng phù hợp với thời gian và nhu cầu người học như bồi dưỡng trong hè cho việc nâng cao trình độ sư phạm, việc bồi dưỡng tập trung 10 ngày/tháng cho quản lí giáo dục.

- Các điều kiện phục vụ cho hoạt đông bồi dưỡng:

- Ngành GD-ĐT đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh về chủ trương và cấp kinh phí bồi dưỡng, nhất là kinh phí hợp đồng với trường Quản lí GD-ĐT II và các trường Đại học sư phạm.

- Tổ chức bồi dưỡng tại trường CĐSP Tây Ninh và đầu tư để tạo điều kiện CSVC tốt.

- Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm và có kinh nghiệm về cơng tác quản lí trường học.

2.4.2.TỒN TẠI:

Bên cạnh những Ưu điểm vừa nêu trên, hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng THCS tỉnh Tây Ninh cịn có những tồn tại như sau :

- Về nội dung :

- Đội ngũ Hiệu trưởng THCS đa số là Đảng viên (76.1%) nhưng được bồi dưỡng về lí luận trung cấp chính trị cịn rất ít (25%).

- Tất cả Hiệu trưởng THCS chưa biết ngoại ngữ và tin học.

- Sở GD-ĐT Tây Ninh chưa tổ chức điều tra, qui hoạch đội ngũ Hiệu trưởng THCS, chưa có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để bồi dưỡng đội ngũ này đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

- Về hình thức :

- Hình thức tập trung bồi dưỡng chưa thật hợp lí, chỉ chú ý điều kiện thuận tiện cho người dạy mà chưa thật quan tâm đến điều kiện người học.

- Chưa tổ chức được nhiều hình thức bồi dưỡng mang tính xử lí tình huống quản lí cho các Hiệu trưởng THCS dưới các dạng chuyên đề.

- Cơ sở vật chất tại trường Cao đẳng sư phạm chưa được đầu tư các phương tiện hiện đại, tài liệu tham khảo tại thư viện quá ít, tài liệu phục vụ bồi dưỡng đến tay người học còn chậm.

- Đội ngũ giảng viên cịn thiếu thực tế về cơng tác quản lí giáo dục tại Tây Ninh và việc giảng dạy của họ còn nặng nề về đọc chép, chưa thực hiện tốt các phương pháp bồi dưỡng hiện đại, chưa sử dụng tốt đội ngũ giảng viên của địa phương tại trường CĐSP Tây Ninh.

- Về hiệu qủa :

Sở và các phịng GD-ĐT chưa có biện pháp theo dõi và đánh giá hiệu quả quản lí của đội ngũ Hiệu trưởng THCS sau các đạt bồi dưỡng.

2.5. CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI VỀ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG THCS Ở TÂY VỀ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG THCS Ở TÂY NINH:

2.5.1.VỀ ƯU ĐIỂM :

- Ngành GD-ĐT Tây Ninh đã thấy được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng nói chung và Hiệu trưởng THCS nói riêng nên đã tham mưu tốt với UBND tỉnh và chủ động được kế hoạch bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí giáo dục cho tất cả Hiệu trưởng THCS trong tỉnh.

- UBND tỉnh Tây Ninh, Sở Tài chính-Vật giá nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng thơng qua Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nên đã có chủ trương và cấp kinh phí kịp thời cho hoạt động bồi dưỡng

- Các Hiệu trưởng THCS nhận thức rõ và khắc phục mọi khó khăn để tham gia các lớp bồi dưỡng.

- Các trường Cán bộ quản lí GD-ĐT II, Đại học sư phạm và trường Chính trị thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nên đã kết hợp và hỗ trợ kịp thời cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng THCS ở Tây Ninh.

2.5.2.VỀ TỒN TẠI:

- Ngành GD-ĐT Tây Ninh chưa chủ động trong việc kết hợp với các trường Cán bộ quản lí GD-ĐT II về việc cung cấp cho giảng viên những thông tin thực tế về quản lí các trường THCS tại Tây Ninh nên bài giảng cịn yếu về tính thực tiễn, chưa có những biện pháp mạnh dạn trong việc bồi dưỡng ngoại ngũ - tin học cho đội ngũ Hiệu trưởng, chưa tham mưu tích cực với Tỉnh ủy để tổ chức các lớp bồi dưỡng lí luận chính trị cho Hiệu trưởng THCS, chưa mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho trường CĐSP để bồi dưỡng có hiệu quả, chưa trình UBND tỉnh và Sở Tài chính-Vật giá về việc xây dựng chế độ cho người được bồi dưỡng, chưa quan tâm trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng.

- Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng chưa chú ý đến thực tiễn về quản lí các trường học khi đến bồi dưỡng tại các địa phương.

- Bản thân đội ngũ Hiệu trưởng THCS chưa thật sự chủ động thường xuyên trong việc tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lí, ít chịu đổi mới, chưa mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm, một số còn lẫn trách trong việc dự các lớp bồi dưỡng.

- Phương pháp bồi dưỡng cịn nặng về thuyết trình làm cho học viên tiếp thu thụ động, nghe nhiều hơn là tham gia chủ động vào quá trình bồi dưỡng.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG THCS Ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại tây ninh theo quyết định của TTCP số 874 TTG ngày 20 11 1996​ (Trang 88 - 92)