8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học
3.2.2. Biện pháp 2: Đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ giáo dục
- Tổ chức các buổi trao đổi, các buổi sinh hoạt chuyên đề về văn hoá, đạo đức, pháp luật về giáo dục KNTBVBT và quản lí cơng tác giáo dục KNTBVBT cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh.
- Giới thiệu tài liệu để CBQL, giáo viên, Tổng phụ trách Đội tự nghiên cứu. - Tổ chức phong trào thi đua nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình của CB, GV trong việc QL GD KNS cho HS.
- Tổ chức giao lưu với các trường tiểu học khác và các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Bắc Giang để trao đổi kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục KNTBVBT cho học sinh.
- Ban giám hiệu nắm được tình hình về KNTBVBT và giáo dục KNTBVBT cho HS một cách kịp thời, từ đó có sự điều chỉnh cần thiết.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường phải có kế hoạch tuyên truyền, vận động giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức xã hội về mục đích, ý nghĩa và yêu cầu giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học.
Hiệu trưởng nhà trường phải dành thời gian và kinh phí cho hoạt động này một cách thỏa đáng. Các giáo viên chủ nhiệm, Hội cha mẹ học sinh phải thực hiện tốt các chủ trương, các quy định của nhà trường về công tác tuyên truyền giáo dục hiểu biết và ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Bản thân giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phải ủng hộ các chủ trương, yêu cầu của nhà trường về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Họ phải là những tấm gương về cách sống và làm việc cho học sinh noi theo.
3.2.2. Biện pháp 2: Đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ giáo dục KNTBVBT cho học sinh KNTBVBT cho học sinh
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Đảm bảo có đủ kinh phí và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động giáo dục KNTBVBT cho các em học sinh. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động giáo dục KNTBVBT đạt kết quả tốt nhất.
Căn cứ vào yêu cầu giáo dục KNTBVBT và yêu cầu rèn luyện của các em, nhà trường chú trọng đầu tư đầy đủ nhất các trang thiết bị trong điều kiện của trường mình. Cố gắng đảm bảo cho các hoạt động có đủ nguồn kinh phí cần thiết để các hoạt động đạt được mục tiêu đã đề ra.
3.2.2.2. Nội dung thực hiện
Tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ đạt hiệu quả hơn nếu có một cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ đáp ứng được yêu cầu của hoạt động. Do đó, cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa, đồng thời có một nguồn kinh phí chủ động, phù hợp với các hoạt động.
Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động này hết sức đa dạng, phong phú vì nó liên quan đến nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Đối với những hoạt động nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh như biểu diễn nghệ thuật, hứng thú khoa học, rèn luyện các KNTBVBT... thì cần có các câu lạc bộ, phịng thực hành, sân bãi, phải có đầu video, máy chiếu, âm li, loa đài, trống các loại, tranh ảnh có liên quan đến các nội dung giáo dục.
Cơ sở vật chất và tài chính của các nhà trường đều phần lớn do nhà nước cung cấp hàng năm. Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước cịn eo hẹp nên nguồn kinh phí này nhìn chung cịn rất ít và chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người dạy và người học. Điều này là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các hoạt động giảng dạy, giáo dục của các nhà trường, trong đó có hoạt động giáo dục KNTBVBT cho HS. Chính vì vậy, các trường phải làm sao sử dụng nguồn kinh phí được cung cấp này một cách có hiệu quả, đồng thời có thể vận động được sự tham gia đóng góp, ủng hộ của phụ huynh, các tổ chức và của cả cộng đồng.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
Xây dựng danh mục những cơ sở vật chất tối thiểu, cần thiết phục vụ cho hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp đạt hiệu quả, đồng thời có kế hoạch từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động.
Thành lập tiểu ban phụ trách về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục KNTBVBT.
Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục KNTBVBT
Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, huy động các lực lượng, các nhà tài trợ ủng hộ kinh phí, phương tiện phục vụ cho hoạt động.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục KNTBVBT, nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:
- Lập sổ thống kê theo dõi cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục KNTBVBT.
- Xây dựng nội quy, quy chế sử dụng, bảo quản các trang thiết bị phục vụ hoạt động.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên về cách sử dụng, bảo quản các máy móc, trang thiết bị hiện đại hiện có.
3.2.2.4. Các điều kiện thực hiện
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhà tài trợ, các cựu học sinh thành đạt...để có sự tài trợ cho các hoạt động lớn như chương trình thể thao, văn nghệ, cắm trại, tham quan, dã ngoại..
Cần có chế độ khen thưởng đối với các cá nhân tập thể khai thác, sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho hoạt động.
Tăng cường xã hội hóa giáo dục để huy động sự giúp đỡ của các cơ quan các đoàn thể trong tạo môi trường và nguồn kinh phí dành cho hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh ở các trường.