Thực trạng chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 67 - 70)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản

thân cho học sinh

Để hiểu rõ thực trạng về công tác chỉ đạo, phối kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục trong việc giáo dục KNTBVBT cho học sinh các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 8 (Phụ lục 1) để tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát với 233 CBQL, GV. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13: Chỉ đạo thực hiện giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh TT Nội dung TT Nội dung Kết quả tổng hợp ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 43 18.45 74 31.76 61 26.18 55 23.61 2.45 1 2 Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT thông qua các hoạt động Đội 40 17.17 64 27.47 70 30.04 59 25.32 2.36 3 3 Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT thông qua sinh hoạt lớp

38 16.31 63 27.04 70 30.04 62 26.61 2.33 6

4

Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT thông qua sinh hoạt tập thể 29 12.45 49 21.03 79 33.91 76 32.62 2.13 7 5 Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT tham quan ngoại khóa 40 17.17 64 27.47 70 30.04 59 25.32 2.36 3 6 Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT thông qua hoạt động lao động 26 11.16 40 17.17 85 36.48 82 35.19 2.04 8 7 Phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục KNTBVBT

41 17.60 64 27.47 70 30.04 59 25.32 2.38 2

8

Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

38 16.31 64 27.47 70 30.04 61 26.18 2.34 5

Qua bảng 2.13 nội dung “Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” được đánh giá thực hiện tốt nhất với ĐTB 2.45. Trong thực tế, nhiều trường lồng ghép giáo dục KNTBVBT thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, nên đây cũng là một nội dung chỉ đạo được thực hiện nhiều nhất ở các trường tiểu học huyện Lục Nam.

Nội dung thứ 2 là “Phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục KNTBVBT” với ĐTB là 2.38. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống đòi hỏi sự phối hợp tham gia của các lực lượng như gia đình - nhà trường - xã hội. Chính vì vậy đây là một trong những nội dung quan trọng để giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học.

Xếp thứ bậc 3,4,5, lần lượt là các nội dung “Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT thông qua các hoạt động Đội” và “Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống tham quan ngoại khóa” có ĐTB là 2.36, “Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo" có ĐTB là 2.34. Các nội dung này đều là nội dung giáo dục KNTBVBT thông qua các hoạt động thực hành, hoạt đông tham quan, trải nghiệm.

Xếp cuối cùng là nội dung “Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động lao động”. Trong thực tế, ở trường tiểu học trẻ có tham gia lao động nhưng những hoạt động lao động đơn giản. Chính vì vậy, việc lồng ghép giáo dục KNTBVBT thông qua hoạt động lao động chưa được thực hiện nhiều.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh

Để hiểu rõ hơn về thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh các trường tiểu học huyện Lục Nam,tỉnh Bắc Giang chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với 233 CBQL, GV, cán bộ đoàn và đại diện các tổ chức trong nhà trường sử dụng câu hỏi 9 (Phụ lục 1). Kết quả qua điều tra được thể hiện như sau:

Bảng 2.14: Mức độ thực hiện các phương thức đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

TT Nội dung

Kết quả tổng hợp

ĐTB Thứ bậc Thường

xuyên Đôi khi Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Thường xuyên 199 85,41 24 10,30 10 4,29 2,81 8 2 Theo học kỳ 200 85,84 24 10,30 9 3,86 2,82 7 3 Theo năm học 209 89,70 23 9,87 1 0,43 2,89 4 4 Có nội dung tiêu chí rõ

ràng 205 87,98 21 9,01 7 3,01 2,85 6 5 Đánh giá đầy đủ các mặt,

khách quan, vô tư 210 90,13 23 9,87 0 0,00 2,90 3 6 Chú trọng đến học tập các

mơn văn hóa 217 93,13 16 6,87 0 0,00 2,93 2 7 Chú trọng đến việc thực

hiện nề nếp học tập 218 93,56 15 6,44 0 0,00 2,94 1 8

Phối hợp tự đánh giá của HS với tập thể HS, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường

Kết quả trên cho thấy: việc đánh giá kết quả giáo dục KNTBVBT cho học sinh nhà trường “chú trọng nề nếp học tập” có kết quả cao nhất với số điểm trung bình là 2.94; “Chú trọng đến học tập các mơn văn hóa” có số ĐTB đứng thứ nhì là 2.93; đánh giá đầy đủ các mặt, khách quan vô tư với số ĐTB đứng thứ ba là 2.90. Chứng tỏ việc đánh giá kết quả giáo dục KNTBVBT theo học kỳ, năm học, có tiêu chí rõ ràng và đánh giá thường xuyên được đội ngũ CBQL, GV quan tâm chú trọng nhất, đánh giá một cách khách quan, thẳng thắn nhằm đưa công tác giáo dục KNTBVBT cho học sinh ngày càng đi vào thực tiễn và hiệu quả hơn.

Một số nội dung có điểm trung bình thấp: phối hợp tự đánh giá của học sinh theo năm, học kỳ... Điều này phản ánh việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học nên sử dụng lời khen, chê. Đánh giá ngay tại thời điểm thực hiện sẽ giúp người học có thể “sửa sai” và tham gia các hoạt động của lớp được kịp thời và hiệu quả hơn. Cần phải khắc phục những mặt hạn chế này để kết quả đánh giá đảm bảo cơng bằng, chính xác hơn. Có như vậy mới phát huy được ý thức tự giác rèn luyện của học sinh, đặc biệt với các em là người đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người quản lí trong nhà trường qua cơng tác kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)