8. Cấu trúc của luận văn
1.5. Các yếu tố tác động đếnquản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản
1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.1.1. Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương
Điều kiện kinh tế của các gia đình và địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS, cụ thể:
- Điều kiện kinh tế của gia đình và của địa phương góp phần cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường, cho HS, tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
- Điều kiện kinh tế địa phương là cơ sở cho việc xây dựng các chế độ chính sách của địa phương dành cho những người tham gia công tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Trong quá trình tổ chức các hoạt động phối hợp giữa các LLGD như đã nêu, một thực tế là, nhiều LLXH rất nhiệt tình ủng hộ chủ trương tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân, nhưng vì điều kiện kinh tế khơng có nên các lực lượng đó khơng phát huy được tác dụng.
- Điều kiện kinh phí, giúp cho Hiệu trưởng có thể xây dựng chế độ ưu đãi, động viên khen thưởng những người tích cực tham gia hoặc có thành tích trong cơng tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS.
1.5.2.1. Điều kiện văn hóa xã hội của địa phương
Điều kiện văn hóa xã hội của địa phương tác động không nhỏ tới các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân, cụ thể:
- Các tổ chức Đảng, chính quyền, các LLXH ở các địa phương nếu được tổ chức tốt, sẽ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, nhất là trong cơng tác giáo dục thế hệ trẻ. Do đó nhà quản lí cần tận dụng sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực, nhằm biến nhiệm vụ giáo dục HS thành nhiệm vụ của tồn dân.
- Gia đình hạnh phúc, xã hội ổn định, mơi trường xã hội lành mạnh... là điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa các LLXH tổ chức tốt các hoạt đông giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS.
- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở địa phương, nếu tổ chức tốt sẽ lơi cuốn HS, gia đình HS tham gia, qua đó tạo cơ hội cho các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
- Truyền thống văn hóa địa phương, trình độ dân trí, các hoạt động câu lạc bộ... ở các địa phương có nhiều ảnh hưởng đến cơng tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Nhận thức của đội ngũ CB-GV, CMHS, các LLXH về việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS
- Nhận thức của các LLGD đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của việc tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Chỉ khi BGH các nhà trường và các LLGD nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho hs tiểu học; xác định được vị trí của hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học; thấy được vai trò của kĩ năng tự bảo vệ bản thân trong việc phát triển nhân cách học sinh… thì kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân của BGH mới có tính khả thi cao và việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
Để hoàn thành mục tiêu và đạt kết quả cao trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS thì các LLGD phải được bồi dưỡng để thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp và đạt tới sự đồng thuận trong việc lựa chọn hình thức tổ chức phối hợp các hoạt động. Ngược lại, nếu thiếu thống nhất trong nhận thức, mâu thuẫn trong hành động sẽ khiến cho hoạt động giáo dục rơi vào tình trạng “ Trống đánh xi, kèn thổi ngược”, gây cản trở không nhỏ cho công tác chỉ đạo của ban giám hiệu.
Sự đồng thuận và sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để giáo dục học sinh. Để làm được điều này, trong công tác quản lí của mình các nhà trường phải coi việc tổ chức phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là một nội dung quan trọng của quản lí, quan tâm đúng mức và xây dựng các cơ chế quản lí phối hợp các lực lượng, có như vậy sẽ tạo ra:
+ Tạo ra sự thống nhất mục tiêu GD toàn vẹn, liên tục + Tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, rộng khắp
+ Phát huy được sức mạnh của cộng đồng và xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
+ Đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy q trình phát triển nhân cách của trẻ.
+ Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục học sinh.
1.5.2.2. Cơ chế quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân
- Cơ chế quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân là một điều kiện rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Nhà trường với chức năng chuyên biệt về dạy học, giáo dục, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp, nắm vững quan điểm, đường lối, mục đích, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng con người mới. Mặt khác, nhà trường có đội ngũ chuyên gia sư phạm có trình độ, năng lực, đạo đức, do đó nhà trường cần phát huy vai trị là trung tâm tổ chức phối hợp, dẫn dắt nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS.
- Cơ chế quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân là phương tiện giúp cho ban giám hiệu thực hiện chức năng quyền hạn lãnh đạo của mình đối với công tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân; là cơ sở để ban giám hiệu huy động các nguồn lực có được vào việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
1.5.2.3. Hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động phối hợp sẽ có tác dụng: + Đơn đốc các khách thể chịu sự quản lí, làm tốt hơn các nhiệm vụ đã được chủ thể quản lí phân cơng.
+ Đánh giá đúng mức độ hồn thành cơng việc của từng cá nhân, đơn vị, hay tổ chức xã hội tham gia vào quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS.
+ Cho phép nhà quản lí nắm bắt chính xác việc diễn biến các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân, kết quả của hoạt động này. Nhờ đó nhà quản lí có điều kiện điều chỉnh các hoạt động cho hợp lí góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách quản lí của mình.
Kết luận chương 1
Trong chương này tác giả đã trình bày tổng quan một số cơng trình nghiên cứu được quan tâm bởi nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học và các vấn đề liên quan.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các cơng trình nghiên cứu, các quan niệm khác nhau liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả đã xây dựng cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học.
Tác giả đã chỉ ra: Quản lí giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh của nhà trường nhằm đạt được hiệu quả giáo dục kĩ năng này theo mục tiêu đã đề ra.
Xây dựng được nội dung quản lí giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học bao gồm: quản lý mục tiêu, quản lý kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch và quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh.
Đã làm rõ được các yếu tố tác động đến quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở trường tiểu học; bao gồm các yếu tố bên ngoài (kinh tế, xã hội của địa phương; hệ thống văn bản của Bộ, sở GD&ĐT; sự chỉ đạo của sở và phòng GD&ĐT) và các yếu tố bên trong (nhận thức của đội ngũ CB-GV, CMHS, các LLXH về việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS; cơ chế quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân; hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân).
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở HUYỆN LỤC NAM,