8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học
3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng và quản lí hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
- Trong cơng tác quản lí, việc xác định được hệ thống tiêu chí đánh giá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ban giám hiệu nhà trường đánh giá được hiệu quả quản lí cũng như đánh giá được hiệu quả giáo dục KNTBVBT của học sinh.
- Tiêu chí đánh giá giúp cho giáo viên xác định được chuẩn đánh giá từ đó xác định được mục tiêu giáo dục KNTBVBT cho học sinh và xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện mục tiêu đề ra tiêu chí đánh giá giúp q trình thực hiện kiểm tra, đánh giá được thuận lợi hơn.
- Kiểm tra, đánh giá giúp nhà quản lí đánh giá được mức độ thực hiện hoạt động giáo dục KNTBVBT đến đâu và hiệu quả giáo dục đó như thế nào, đồng thời đánh giá được hiệu quả của cơng tác quản lí để có những điều chỉnh cho phù hợp giúp tăng hiệu quả của các hoạt động đề ra. Trong hoạt động giáo dục KNTBVBT cho HS thì kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng, bắt buộc phải thực hiện của ban giám hiệu nhà trường góp phần tạo lập các mối liên hệ ngược, thường xuyên và bền vững giúp ban giám hiệu thực hiện tốt chức năng quản lí của mình.
- Việc đánh giá học sinh qua việc giáo dục KNTBVBT sẽ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục nói chung. Học sinh nhìn thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để từ đó vươn lên. Đối với giáo viên, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của học sinh và giúp giáo viên tự đánh giá khả năng của mình; giúp giáo viên tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoàn thiện học vấn. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm cũng thấy được hoạt động của các lớp khác trong nhà trường để điều chỉnh cơng tác chủ nhiệm của mình tốt hơn.
- Đối với các cấp quản lí việc đánh giá học sinh qua việc giáo dục KNTBVBT là biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục toàn diện, đồng thời thấy được những mặt mạnh, mặt hạn chế của kế hoạch kiểm tra, thấy được những việc đã làm được và chưa
làm được trong việc tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục KNTBVBT mà mình đã xây dựng. Từ đó tìm ra nguyên nhân và có hướng điều chỉnh, khắc phục để việc giáo dục KNTBVBT ngày càng thu được những kết quả tốt đẹp hơn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Đó là cơ sở để các nhà quản lí xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục.
3.2.5.2. Nội dung thực hiện
Trong quá trình thực hiện các hoạt động dựa trên kế hoạch đề ra trong năm học, Ban giám hiệu sẽ tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cơng tác quản lí và thực hiện giáo dục KNTBVBT để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, đánh giá trong suốt quá trình, theo từng giai đoạn và theo từng công việc.
- Đối với việc xây dựng hệ thống tiêu chí:
Dựa vào kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục KNTBVBT đã đề ra, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá cơng tác quản lí giáo dục KNTBVBT của Ban giám hiệu nhà trường tập trung chủ yếu đánh giá việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh.
Dựa vào nội dung giáo dục KNTBVBT và mục tiêu đề ra xây dựng hệ thống thang điểm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng của HS chủ yếu tập trung vào đánh giá thái độ, kĩ năng, hành vi thể hiện KNTBVBT trong các tình huống thực của cuộc sống hoặc trong các tình huống mơ phỏng/giả định. Tuy nhiên, trong một số bài, một số trường hợp cụ thể, còn cần đánh giá cả nhận thức của HS về bản chất, các biểu hiện, cách thực hiện và ý nghĩa của KNTBVBT ở mức độ phù hợp với từng lứa tuổi.
Có nhiều cách xây dựng tiêu chí đánh giá nhưng để tiện cho việc kiểm tra đánh giá thì tiêu chí đánh giá cần định lượng được số lượng và chất lượng hoàn thành các nhiệm vụ của kế hoạch đề ra.
- Hình thức đánh giá
+ Đánh giá cơng tác quản lí bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. + Đánh giá KNTBVBT của HS bao gồm cả đánh giá tổng kết (đánh giá sau mỗi giai đoạn học tập, rèn luyện, cụ thể ở đây là đánh giá cuối học kì và cuối năm học) và đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập, rèn luyện).
- Hình thức đánh giá thường xuyên là xếp loại. Hình thức đánh giá sau mỗi học kì, mỗi năm học là nhận xét và xếp loại. Các nhận xét và xếp loại này cần được dựa trên các kết quả đánh giá thường xuyên trong cả học kì hoặc năm học.
+ Kết quả công tác quản lí được đánh giá xếp loại: Tốt; Khá; Trung bình; Yếu; Kém
+ Kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng sống của HS tiểu học được xếp thành hai mức để phù hợp với hướng dẫn đánh giá xếp loại của Vụ Tiểu học về các mặt khác, đó là:
* Đạt * Chưa đạt
Lực lượng tham gia đánh giá: Lực lượng tham gia đánh giá cơng tác quản lí của các trường tiểu học gồm: Cán bộ Phòng giáo dục; Sở giáo dục. Lực lượng tham gia đánh giá thường xuyên kết quả học tập, rèn luyện KNTBVBT của HS ở tiểu học gồm: GVCN, GV bộ môn (GV dạy các môn chuyên biệt) và Tổng phụ trách Đội. Lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện KNTBVBT cuối học kì và cuối năm học của HS là GVCN.
+ Thời điểm đánh giá:
Thời điểm tổ chức đánh giá cơng tác quản lí giáo dục KNTBVBT vào cuối kì I; II hoặc các đợt kiểm tra thường xuyên, đột xuất.
Thời điểm tổ chức đánh giá của KNTBVBT của HS rất linh hoạt: có thể vào đầu tiết học, có thể vào cuối tiết học hoặc trong q trình dạy học, có thể sử dụng và nên sử dụng luôn một trong số những hoạt động dạy học của tiết dạy để vừa chuyển tải nội dung môn học, vừa đánh giá KNTBVBT của HS.
Tuy nhiên cần lưu ý là khác với đánh giá kiến thức, kĩ năng môn học, trong đánh giá KNTBVBT thường không đánh giá HS cả lớp cùng một lúc mà mỗi lần chỉ đánh giá KNTBVBT của một nhóm HS, thậm chí chỉ một vài HS, tùy theo cơng cụ đánh giá được sử dụng.
Căn cứ vào mục tiêu của quản lí hoạt động giáo dục KNTBVBT (đã trình bày ở chương 1), căn cứ vào nội dung quản lí hoạt động giáo dục KNTBVBT được xác định của đề tài, căn cứ vào quy định về nhiệm vụ, chức năng của cán bộ quản lí, giáo
viên và nhiệm vụ của học sinh (Luật giáo dục 2009, điều lệ trường tiểu học); căn cứ vào nội dung quản lí nhà nước về giáo dục, tác giả đề xuất tiêu chí đánh giá cơng tác quản lí và thực hiện giáo dục KNTBVBT ở trường tiểu học bao gồm:
- Đánh giá cơng tác quản lí
- Đánh giá việc thực hiện giáo dục KNTBVBT cho học sinh của GV - Đánh giá chất lượng giáo dục KNTBVBT của học sinh.
Thang điểm đánh giá được tính theo thang điểm đánh giá hiện hành tối đa là 10 điểm tối thiểu là 0 điểm.
Bảng 3.1: Tiêu chí đánh giá cơng tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học
TT Tiêu chí đánh giá Mức độ thực hiện/ thang điểm 10
Tốt Khá TB Yếu Kém Không TH
I Cơng tác quản lí
1 Hồ sơ quản lí hoạt động giáo dục KNTBVBT 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0
2 Bộ máy quản lí đủ cơ cấu, thành phần 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0
3 Phân công cụ thể từng thành phần trong bộ máy 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0
4 Kế hoạch giáo dục KNTBVBT 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0
5 Tổ chức thực hiện đúng kế hoạch 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0
6
Có tiêu chí đánh giá cơng tác quản lí, tổ chức thực hiện và tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục KNTBVBT của HS
9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0
7 Ban giám hiệu có sổ theo dõi, đánh giá việc thực hiện
giáo dục KNTBVBT của GV và HS, có hồ sơ lưu 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0 8 Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho GV kiến thức,
kĩ năng giáo dục KNTBVBT 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0
9 Có đầu tư CSVC, tài chính cho cơng tác giáo dục
KNTBVBT 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0
10 Có kế hoạch và tổ chức phối hợp các LLGD trong
và ngoài nhà trường giáo dục KNTBVBT cho HS 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0 II Công tác giáo dục KNTBVBT cho HS của giáo
viên chủ nhiệm
1 Có kế hoạch giáo dục KNTBVBT cho HS 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0
2 Giáo án có xác định mục tiêu giáo dục KNTBVBT và nội dung lồng ghép giáo dục KNTBVBT 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0 3 Thực hiện giáo dục KNTBVBT theo kế hoạch 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0 4 Có sổ theo dõi chất lượng giáo dục KNTBVBT
của HS 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0
III Kết quả giáo dục KNTBVBT của học sinh
1 Hiểu và thực hiện các kĩ năng được giáo dục
thành thạo 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0
Kiểm tra, đánh giá cơng tác quản lí hoạt động giáo dục giáo dục KNTBVBT ở trường tiểu học:
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của q trình quản lí. Kiểm tra giám sát càng chặt chẽ, sát sao, tỉ mỉ cả số lượng, chất lượng và tiến độ công việc để rút kinh nghiệm kịp thời càng làm cho chương trình tiến hành có chất lượng cao.
3.2.5.2. Nội dung thực hiện
Triển khai thực hiện việc kiểm tra, đánh giá cơng tác quản lí và thực hiện giáo dục giáo dục KNTBVBT cho HS, Ban giám hiệu phải dựa vào các tiêu chí đã xây dựng và nội dung của cơng tác kiểm tra, đánh giá- tiêu chí đánh giá. Tiêu chí đánh giá ở đây chính là các căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra cho các LLGD tham gia vào hoạt động giáo dục giáo dục KNTBVBT. Nội dung đánh giá được xây dựng dựa trên kế hoạch của Ban giám hiệu.
Khi đã có tiêu chí đánh giá và nội dung đánh giá, Ban giám hiệu tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá. Kế hoạch này nên bám vào tiến trình, thời gian của năm học. Điều này cho phép Ban giám hiệu đánh giá được việc thực hiện nhiệm vụ dựa vào chuẩn đánh giá ở các thời điểm khác nhau, từ đó phát hiện ra những sai lệch so với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra để có biện pháp điều chỉnh cho hợp lý, kịp thời. Tuy nhiên để làm tốt công việc này thì Ban giám hiệu phải xây dựng được cơ chế kiểm tra.
Cơ chế kiểm tra gồm:
Thứ nhất là lực lượng tham gia vào cơng tác kiểm tra có đủ các thành phần nhà
trường, CMHS;
Thứ hai là trong việc kiểm tra cần có sự phân cơng trách nhiệm một cách rõ
ràng, có sự phối hợp và thống nhất giữa các thành viên trong đồn kiểm tra;
Thứ ba là trong q trình tổ chức kiểm tra đánh giá phải có sự kết hợp chặt chẽ
giữa kiểm tra thường xuyên với kiểm tra đột xuất, giữa kiểm tra trực tiếp với kiểm tra gián tiếp;
Thứ tư là Ban giám hiệu phải đánh giá được việc thực hiện quá trình kiểm tra,
đánh giá đã bám sát vào chuẩn hay chưa, có phản ánh đúng thực chất kết quả của hoạt động giáo dục giáo dục KNTBVBT hay khơng? Sau khi có kết quả đánh giá về công tác kiểm tra, đánh giá, Ban giám hiệu cần có sự điều chỉnh hoặc là phát huy, hoặc là uốn nắn, xử lý để công tác kiểm tra, đánh giá ngày càng được thực hiện tốt hơn.
Nội dung kiểm tra gồm:
+ Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch giáo dục giáo dục KNTBVBT của các LLGD trong nhà trường. Nếu các LLGD làm tốt việc lập kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, việc giáo dục KNTBVBT sẽ được tiến hành nhịp nhàng theo tiến độ đã đề ra.
+ Kiểm tra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục KNTBVBT. Nội dung bám theo kế hoạch chung của nhà trường và mục tiêu dạy học, giáo dục của từng bài, từng hoạt động phù hợp với điều kiện của trường, lớp.
+ Kiểm tra giáo án, kế hoạch hoạt động giáo dục. Nội dung, hình thức tổ chức việc giáo dục KNTBVBT trong các mơn học sẽ được mơ hình hóa trong giáo án, kế hoạch của các LLGD. Vì vậy sẽ đánh giá được phần nào chất lượng của hoạt động này.
Kiểm tra tiến độ thực hiện.
Kiểm tra chất lượng giáo dục KNTBVBT trong dạy học, giáo dục. Đây là khâu quan trọng nhất. Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục của các LLGD và hoạt động học tập của học sinh thông qua các bài dạy và chất lượng giáo dục học sinh
Phát hiện sai sót, lệch lạc, tìm ngun nhân để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. Tổng kết rút kinh nghiệm theo từng tiết dạy, theo tuần, theo học kỳ và cả năm học để tìm ra nhũng bài học bổ ích cho cơng việc tiến hành ở các năm sau.
3.2.5.4. Các điều kiện thực hiện
Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục KNTBVBT, ngoài việc xây dựng được chuẩn, nội dung, kế hoạch kiểm tra, đánh giá…thì cần phải có các điều kiện sau để tổ chức như: kinh phí, thời gian, nhân lực và phương tiện thực hiện. Trong bốn yếu tố vừa nêu thì các yếu tố thời gian và kinh phí là những điều kiện đảm bảo quan trọng, quyết định biện pháp có thể đem ra triển khai thực hiện được hay khơng cịn nhân lực thì quyết định sự thành cơng của biện pháp đạt được đến đâu và đến mức độ nào.
Yêu cầu cấp thiết là các tiêu chí được xây dựng phải bảo đảm tính khách quan và chính xác, xuất phát từ tình hình thực tế thực hiện các hoạt động giáo KNTBVBT của học sinh nhà trường, cơng tác quản lí và các văn bản hướng dẫn.
Sau khi xây dựng xong kế hoạch hoạt động giáo dục KNTBVBT và tổ chức triển khai kế hoạch tới hội đồng giáo dục nhà trường, Ban giám hiệu cần tổ chức lấy ý kiến và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cơng tác quản lí và tiêu chí đánh giá công tác giáo dục KNTBVBT cho học sinh và triển khai hệ thống tiêu chí này đến hộ đồng giáo dục.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các LLGD thực hiện xây dựng tiêu chí và đánh giá theo tiêu chi đã xây dựng.