8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Kết quả thăm dò ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất
Để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên có kinh nghiệm về giáo dục KNTBVBT cho học sinh về các biện pháp đã xây dựng.
Qua trưng cầu ý kiến của 100 cán bộ quản lí và giáo viên có thâm niên cơng tác trên 15 năm với câu hỏi: “Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về tính cấp thiết
và tính khả thi của các biện pháp quản lí cơng tác giáo dục KNTBVBT cho học sinh được nêu ra dưới đây”. Kết quả được như sau:
Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp
TT Nội dung biện pháp
Tính cấp thiết Giá trị trung bình Thứ bậc Cấp thiết Ít Cấp thiết KCT SL % SL % 1 Biện pháp 1: Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KNTBVBT cho học sinh Tiểu học trong bối cảnh hiện nay
95 95 5 5 0 0 2,95 1
2
Biện pháp 2: Đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ giáo dục KNTBVBT cho học sinh
93 93 7 7 0 0 2,93 2
3
Biện pháp 3: Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học.
86 86 14 14 0 0 2,86 4
4
.Biện pháp 4: Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh
90 90 10 10 0 0 2,90 3
5
Biện pháp 5: Xây dựng và quản lí hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học
80 80 20 20 0 0 2,80 5
Kết quả khảo sát và trưng cầu ý kiến ở bảng 3.2 cho thấy:
Về tính cấp thiết, đa số CBQL, GV được hỏi ý kiến đều đánh giá là các biện pháp có tính cấp thiết. khơng có ai lựa chọn khơng cấp thiết. Biện pháp được CBQL và giáo viên đánh giá cấp thiết nhất là “ Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho
đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KNTBVBT cho học sinh Tiểu học trong bối cảnh hiện nay” với số điểm trung bình là 2,95.
* Về tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.3: Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp
TT Nội dung biện pháp
Tính Khả thi Giá trị trung bình Thứ bậc KT Ít khả thi Không khả thi SL % SL % 1 Biện pháp 1: Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KNTBVBT cho học sinh Tiểu học trong bối cảnh hiện nay
96 96,00 4 4,00 0 0,00 2,96 4
2
Biện pháp 2: Đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ giáo dục KNTBVBT cho học sinh
97 97,00 3 3,00 0 0,00 2,97 3
3
Biện pháp 3: Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học.
98 98,00 2 2,00 0 0,00 2,98 2
4
.Biện pháp 4: Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh 99 99,00 1 1,00 0 0,00 2,99 1 5 Biện pháp 5: Xây dựng và quản lí hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học
95 95,00 5 5,00 0 0,00 2,95 5
Kết quả khảo sát và trưng cầu ý kiến ở bảng 3.3 cho thấy:
Các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá là có tính khả thi ở mức cao. Cụ thể: gần 100% số người được hỏi cho rằng các biện pháp đề xuất nếu cho triển khai ở địa bàn dân tộc, miền núi như ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang sẽ rất khả thi.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở tìm hiểu lí luận về quản lí giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học và phân tích thực tiễn quản lí giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, đồng thời quán triệt các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lí giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học, đề tài đã đề xuất 05 biện pháp quản lí cụ thể như:
- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học trong bối cảnh hiện nay.
- Đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ giáo dục KNTBVBT cho học sinh.
- Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học.
- Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh.
- Xây dựng và quản lí hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học.
Mỗi biện pháp đều có mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và các điều kiện nhất định để có thể triển khai có hiệu quả trong thực tiễn. Các biện pháp đề xuất nhằm tác động vào tất cả các nội dung quản lí và các chủ thể tham gia quản lí, tác động vào tất cả các thành tố của quá trình giáo dục KNTBVBT cho học sinh. Nhờ đó có thể tác động đồng bộ đến cơng tác quản lí giáo dục KNTBVBT cho học sinh Tiểu học.
Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và đã được khảo nghiệm, kết quả khảo nghiệm khẳng định: Các biện pháp đều cần thiết và khả thi, nếu vận dụng các biện pháp đó vào thực tiễn cơng tác sẽ đem lại hiệu quả.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ