Bối cảnh hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục kĩ năng tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 27 - 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học trong bối cảnh

1.3.1. Bối cảnh hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục kĩ năng tự

hiện nay

1.3.1. Bối cảnh hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học

1.3.1.1. Bối cảnh hiện nay và những vấn đề đặt ra cho giáo dục ở bậc tiểu học

Hiện nay, trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đời sống KT-XH đang có nhiều biến đổi. Giáo dục phải giải quyết những vấn đề có tính bức thiết và đầy thách thức của xã hội. Trong quá trình thực hiện giáo dục, nhà trường bổ sung thêm những nội dung mới như: giáo dục kĩ năng sống, GD giới tính,... nhưng cốt lõi vẫn là 5 mặt của giáo dục toàn diện: đức trí, thể, mĩ, lao động.

Để làm được điều đó, nhà trường cần phải lấy phương châm “Nhà giáo mẫu mực - HS chăm ngoan - Môi trường giáo dục lành mạnh” làm tiêu chí thi đua để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&- ĐT... đáp ứng các yêu cầu CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay, người Hiệu trưởng thực sự hình thành được năng lực theo đúng nhu cầu của Hiệu trưởng và yêu cầu của Ngành, đặc biệt là có cách thức để tạo động lực cho Hiệu trưởng tự giác nâng cao năng lực.

Bên cạnh đó, sự tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang đặt ra cho các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, những thách thức và nguy cơ hết sức to lớn. Sự cạnh tranh, hợp tác giữa các nước về mọi mặt ngày càng toàn diện. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.

Để có thể đáp ứng những thay đổi nhanh chóng của thời đại, giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục ở bậc Tiểu học nói riêng cần có sự thay đổi để thích ứng với những biến đổi như vũ bão của khoa học công nghệ, tiêu biểu là cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0. Trong đó, đặc biệt phải coi trọng vấn đề giáo dục KNS cho học sinh

phổ thơng, chính vì thế chương trình phổ thơng mới đã ban hành với khối lượng kiến thức khoa học cơ bản đã được giảm tối thiểu, tập trung mạnh kiến thức gắn liền thực tiễn. Riêng đối với học sinh tiểu học, sách khoa mới rất chú trọng giáo dục kiến thức thực tiễn, gắn liền với gia đình và xã hội để giúp học sinh được trải nghiệm nhiều kiến thức thực tế đời thường, giúp học sinh có kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân, đây là một trong những nội dung quan trọng giúp HS Tiểu học thích ứng nhanh và hiệu quả với quá trình thay đổi và phát triển của xã hội ngày nay.

1.3.1.2. Vai trò và ý nghĩa của giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân đối với học sinh tiểu học

Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học có ý nghĩa và vai trị vơ cùng quan trọng, cũng có thể nói là nhóm kĩ năng quan trọng nhất trong các nhóm kĩ năng sống được giáo dục. Có thể dẫn một số ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kĩ năng này như sau:

Một là, trang bị cho trẻ những kĩ năng tự vệ cần thiết, Có được những kĩ năng

này sẽ giúp trẻ biết bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm.

Học sinh có kĩ năng tự bảo vệ phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề, tình huống nguy hiểm một cách tích cực và phù hợp hơn. Ngược lại, nếu học sinh khơng có kĩ năng tự bảo vệ bản thân sẽ thụ động; sẽ chậm trễ trong việc đưa ra quyết định trong những tình huống nguy hiểm và phải trả giá rất đắt có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân sẽ thúc đẩy học sinh xử lý và ứng phó thơng minh trước những tình huống khó để đem lại lợi ích tích cực cho bản thân. Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cịn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền của trẻ em, quyền công dân được công nhận trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.

Học sinh tiểu học là lứa tuổi bình minh của cuộc đời, hình thành phát triển nhân cách học sinh tiểu học có tính chất nền tảng cho sự phát triển nhân cách. Do đó, phát triển kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học có tầm quan trọng rất lớn trong sự phát triển sau này.

Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh giúp các em hình thành được những kĩ năng thiết yếu. Ví dụ như: Kĩ năng an tồn khi tự chơi, kĩ năng tìm lối thốt hiểm, kĩ năng tránh bị xâm hại cơ thể, kĩ năng xử lí khi bị lạc, kĩ năng tham gia giao thông…

Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học giữ vai trò to lớn trong việc bắt đầu tạo nên hệ giá trị sống cho các em, giúp các em thể hiện được giá trị của bản thân vào cuộc sống để từ đó các em trưởng thành với một hệ giá trị tích cực. Bên cạnh đó, việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cịn tạo nên nét văn hóa trong nhà trường. Đó là văn hóa đồn kết và tự bảo vệ.

Hai là, giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân là yêu cầu cấp thiết đối với

học sinh.

Lứa tuổi tiểu học, đặc biệt ở độ tuổi 6-7 tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu trí tưởng tượng, ham hiểu biết, thích tìm tịi, khám phá song cịn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị rơi vào những tình huống có thể nguy hiểm, khơng an tồn cho bản thân. Việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân giúp học sinh có thái độ, hành vi, khả năng ứng phó một cách tích cực trong các tình huống nguy hiểm với bản thân cũng như các tình huống khác gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Ba là, kĩ năng tự bảo vệ là một trong những kĩ năng nền tảng góp phần giúp

học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng hình thành và phát triển tồn diện nhân cách, sẵn sàng bước vào cấp học tiếp theo. Chẳng hạn: Khi học sinh được học cách bảo vệ bản thân thì sẽ khơng tạo cơ hội cho những hành vi tiêu cực từ các đối tượng khác phát triển.

Học sinh tiểu học chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập. Quan hệ xã hội của học sinh được mở rộng, vì vậy giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh là việc làm có ý nghĩa to lớn, giúp các em tự tin trong học tập, tự chủ trong quan hệ xã hội, mạnh dạn và tự tin trong khi tham gia các hoạt động, nhận biết về tình huống nguy hiểm, biết cách nhận biết mối nguy hiểm và biết cách tránh xa hoặc giữ an toàn. Kĩ năng tự bảo vệ bản thân giúp học sinh biết cách giải quyết những tình huống trong cuộc sống hàng ngày; các em có kinh nghiệm, có nhận thức và có kiến thức để tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm, và nhận biết cảnh báo nguy hiểm.

Bốn là, giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học là một trong những

cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại các trường tiểu học, các trường tiểu học hiện nay bên cạnh việc chú trọng tới các hoạt động dạy học thì hoạt động giáo dục cũng được đặt lên hàng đầu. Chất lượng giáo dục của trường tiểu học không chỉ được đánh giá bằng hiệu quả của hoạt động dạy học mà còn đánh giá bằng chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học không chỉ cần được dạy học để có kiến thức, thái độ và kĩ năng trong các môn khoa học cơ bản hàn lâm, mà học sinh tiểu học cịn phải có được các kĩ năng sống trong đó có kĩ năng tự bảo vệ. Những kĩ năng này góp phần giúp học sinh có thể hịa nhập và thích ứng được với hoạt động khi tham gia vào môi trường học tập và rèn luyện tại trường, tham gia vào cuộc sống tại gia đình và xã hội.

1.3.1.3. Những kĩ năng tự bảo vệ bản thân cần có đối với học sinh tiểu học trong bối cảnh hiện nay

Từ những phân tích về cơ sở xác định các kĩ năng tự bảo vệ cần giáo dục cho học sinh tiểu học trong bối cảnh CNH, HĐH và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; cam kết thực hiện công ước về quyền trẻ em; Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục kĩ năng sống đối với cấp tiểu học; Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học; Điều kiện môi trường sống và kinh tế xã hội ở các xã thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, có thể xác định một số kĩ năng tự bảo vệ cần giáo dục cho học sinh tiểu học gồm có: Kĩ năng an tồn khi tự chơi; Kĩ năng phịng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ; Kĩ năng tránh bị xâm hại thân thể, quấy rối tình dục; Kĩ năng ăn uống an toàn; Kĩ năng ứng xử khi bị lạc; Kĩ năng tham gia giao thơng; Kĩ năng thích ứng trong môi trường xã hội.

- Kĩ năng giữ an toàn khi chơi:

Kĩ năng an toàn khi chơi là khả năng học sinh tiểu học biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm để thực hiện những hành vi chơi an toàn một cách hiệu quả nhằm tránh được những tổn thương về thể chất và tinh thần cho bản thân. Do vậy, đây là kĩ năng rất quan trọng đối với học sinh tiểu học đặc biệt là khu vực các xã miền núi. Học sinh tiểu học các xã miền núi phải tự chơi nhiều hơn trẻ em tiểu học tại các thành phố lớn. Thông thường học sinh ở đây thường phải tự chơi, ít có cha mẹ, ơng bà và người lớn tham gia chơi cùng, hoặc trông coi. Do vậy, muốn các em biết cách tự bảo vệ bản

thân thì phải giáo dục để các em có kĩ năng giữ an toàn khi tự chơi. Kĩ năng giữ an tồn khi chơi có biểu hiện sau:

+ Biết nhận diện những đồ vật nguy hiểm như đồ dùng sắc nhọn, lửa, điện, dung dịch hóa chất độc hại, vật dụng dễ cháy nổ, vật nuôi hay cắn, vật nuôi gây bệnh dại;

+ Biết nhận diện được những hành vi khơng nên làm khi chơi một mình như: tắm sông, suối, ao, hồ; chơi ở những nơi vắng vẻ, nơi có hố ga, miệng cống, leo trèo cây, leo trèo tường, ban công,.;

+ Biết nhận diện những trò chơi gây nguy hiểm cho bản thân như: chơi khăng, chơi đấu vật, chơi những trị có thể gây ngã, gây đau cho bản thân;

+ Biết không làm những việc gây nguy hiểm (đứng trên ghế cao, trèo lên cửa sổ, lên bàn...);

+ Biết nhận diện kẻ xấu, không đi theo kẻ xấu, không đi theo người lạ, nhận quà bánh, uống nước của người lạ cho, không mở cửa cho người lạ khi ở nhà chơi một mình;

+ Biết nhận diện người lạ khi nhận điện thoại và không cung cấp thông tin cho người lạ khi nghe điện thoại;

+ Biết tìm kiếm vật dụng để tự sơ cứu khi bị tai nạn khi chơi một mình; + Biết tìm kiếm sự trợ giúp khi bị tai nạn khi tự chơi.

- Kĩ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ:

Kĩ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ là khả năng học sinh tiểu học biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm để thực hiện những hành vi trợ giúp và phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp như đau ốm, ngã xe, tai nạn thương tích,...một cách hiệu quả nhằm tránh được những tổn thương về thể chất và tinh thần cho bản thân. Kĩ năng này có những biểu hiện sau:

+ Biết tự sơ cứu khi bị đứt tay, chảy máu,.;

+ Biết ghi nhớ các số điện thoại người thân, số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần,.; + Biết cách cung cấp thông tin cá nhân và địa chỉ qua điện thoại và giữ liên lạc cho đến khi có người đến;

+ Biết cách phòng tránh các nguy cơ bị điện giật và cách xử lí khi gặp trường hợp điện giật;

+ Biết tránh xa những khơng gian trật hẹp khi có một mình. - Kĩ năng tránh bị xâm hại thân thể, quấy rối tình dục: + Biết nhận diện các vùng nhạy cảm của cơ thể;

+ Biết nhận diện như thế nào là hành động xâm phạm thân thể; + Biết cảnh giác, phòng ngừa kẻ xấu lạm dụng;

+ Biết nhận diện những biểu hiện của quấy rối tình dục: động chạm thể chất đến thái độ, cử chỉ, thậm chí là những hành vi trên mạng xã hội như: Đùa giỡn, bình luận về một bộ phận cơ thể hay có những cử chỉ nhạy cảm đối với một ai đó như: sờ, nắn hay cấu véo ai đó theo cách sàm sỡ, khiếm nhã một cách có chủ đích; kéo quần/áo của ai đó và cố tình chạm vào cơ thể họ một cách khiếm nhã;

+ Biết từ chối khi người khác giới đưa đi chơi, hẹn hò,. + Biết giữ khoảng cách an toàn với người lạ;

+ Biết cách phản ứng trước những hành vi động chạm tới vùng nhạy cảm của cơ thể.

+ Biết không để người lạ ôm, hôn, sờ vào người;

+ Biết kháng cự khi có kẻ nào đó lơi đi (níu xuống, đu chặt chân kẻ đó, nằm xồi xuống, kêu to…).

- Kĩ năng ăn uống an toàn:

+ Biết các loại thực phẩm có ích, có hại cho sức khỏe. Tức là học sinh biết chọn ăn các loại thức ăn có lợi cho sức khỏe của mình như thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả...; không ăn, uống những thứ có hại cho sức khỏe như thức ăn/hoa quả có mùi ơi thiu, nước lã, rau quả khi chưa rửa sạch, không tự ý uống thuốc...;

+ Biết cách ăn có lợi cho sức khỏe;

+ Biết đảm bảo an toàn cho bản thân khi ăn uống như rửa tay, lau mặt, sử dụng thìa, xúc miếng vừa miệng, thói quen đánh răng, súc miệng, khơng nói, cười đùa trong khi ăn,...

- Kĩ năng ứng xử khi bị lạc:

+ Biết bình tĩnh, khơng khóc lóc;

+ Biết hành động gọi điện thoại cho bố mẹ hoặc tìm địa chỉ gia đình;

an, bảo vệ,...;

+ Biết đứng tại chỗ, không đi theo người lạ;

+ Biết các thông tin của cá nhân: họ và tên, địa chỉ;

+ Biết thông tin của người thân: họ và tên cha mẹ, số điện thoại.

- Kĩ năng tham gia giao thông:

+ Biết thực hiện các hành động an toàn như khi đi trên đường phải đi thong thả, thận trọng, không đùa nghịch, không chạy;

+ Biết ngồi trên ghế, ngồi trên xe máy, ngồi trong ô tô (không nghịch ngợm, đứng lên ngồi xuống, thò đầu/tay ra cửa sổ); đội mũ/mặc áo mưa/che ô khi trời nắng, mưa;

+ Biết sang đường an tồn;

+ Biết và chấp hành các tín hiệu giao thơng; + Khơng chạy ra ngồi khi trời mưa/nắng; + Biết đi giày, dép khi ra ngoài,...;

+ Biết không nghe điện thoại, nghe nhạc khi tham gia giao thông; + Biết không đi hàng đôi, hàng bà khi tham gia giao thông;

+ Biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô xe gắn máy.

- Kĩ năng thích ứng trong mơi trường xã hội:

Kĩ năng thích ứng với mơi trường xã hội bao gồm:

+ Trẻ biết hành động hoặc việc làm của mình ảnh hưởng tới người khác như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)