Năm học Số trường Số lớp Số HS Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 (%) 2015-2016 34 586 15195 100 2016-2017 34 588 15857 100 2017-2018 33 600 16672 100 2018-2019 27 615 18271 100 2019-2020 26 641 19678 100
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)
- Nhận xét: Qua số liệu ở bảng 2.1 và bảng 2.2 ta thấy quy mô trường lớp các ngành học, cấp học của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong 5 năm qua cơ bản ổn định, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện.
- Đối với cấp Tiểu học: Trong 5 năm qua số trường học có sự thay đổi do sáp nhập các đơn vị trường; năm học 2019 - 2020 có 26 trường Tiểu học và 06 trường TH&THCS.
+ Số lớp, số học sinh tăng dần (do tăng dân số tự nhiên): năm học 2015 -2016 có 586 lớp với 15195 học sinh, đến năm học 2019 - 2020 có 641 lớp với 19678 học sinh (tăng 55 lớp, tăng 4483 học sinh).
+ Tỷ lệ huy động học sinh đủ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học duy trì và đạt trên 99%.
* Chất lượng giáo dục
- Chất lượng giáo dục đại trà: Trong những năm gần đây chất lượng của các ngành học, cấp học đều giữ ổn định và có chiều hướng phát triển, cụ thể:
+ Giáo dục MN: Các trường huy động, tổ chức tốt bán trú cho trẻ tại trường. Cơng tác ni dưỡng, vệ sinh an tồn cho trẻ được thực hiện nghiêm túc. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ cịn 3,1%. Tích cực tổ chức triển khai chương trình GDMN mới đạt chất lượng tốt.
+ Giáo dục THCS: Xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt đạt 95,1 %, tỷ lệ xếp loại Yếu 0,2%. Khơng có học sinh vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội. Xếp loại học lực Khá, Giỏi 51,89% . Tổ chức dạy nghề cho 3031 học sinh lớp 8 (đạt 100 % số học sinh lớp 8). Có 21 trường tổ chức dạy tin học cho học sinh có 143 lớp 3818 học sinh, đạt 33,2%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 97,8 %, huy động được 80,5 % số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT, bổ túc THPT các trường Trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề. 100 % các xã và huyện đạt chuẩn phổ cập GD THCS từ năm 2003, đến nay duy trì đạt kết quả vững chắc chuẩn quốc gia về phổ cập GD THCS.
+ Giáo dục TH: Từ năm học 2014 - 2015 việc đánh giá học sinh tiểu học theo 02 thơng tư đó là Thơng tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá học sinh tiểu học theo và Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bảng 2.3: Chất lượng GD đại trà cấp Tiểu học (Đánh giá về NL, PC)
Năm học Tổng số
học sinh
Năng lực Phẩm chất Khen thưởng Tỉ lệ HS
HTCTTH Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Cấp trường Cấp trên
2015-2016 15195 99,18 0,82 99,8 0,2 8300 789 99,68
2016-2017 15857 99,54 0,46 99,85 0,15 8027 1632 99,11
2017-2018 16672 99,35 0,65 99,69 0,31 8570 1750 99,87
2018-2019 18271 99,68 0,32 99,88 0,12 8620 1810 99,9
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)
Qua các bảng trên ta thấy chất lượng GD trong 4 năm qua của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ở cấp Tiểu học nói riêng có chiều hướng phát triển tốt.
* Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
Căn cứ thực tế về số lượng biên chế được giao theo từng cấp học, sau khi rà soát định mức nhu cầu biên chế của cấp tiểu học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham
mưu cho UBND huyện trình Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang điều chỉnh biên chế của các cấp học nhằm đáp ứng nhu cấp biên chế cho các cấp học. Kết quả tuyển dụng giáo viên tiểu học huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang năm học 2018 - 2019 là 78 người.
Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hạng chức danh nghề nghiệp. Cấp Tiểu học tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên là 1115, trong đó: CBQL 82, GV 945, nhân viên 88, tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,47.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo đã cử cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia theo học các lớp bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên, đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ trong dịp hè.
2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
2.2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng
Để khảo sát đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang chúng tôi tiến hành khảo sát trên 05 trường tiểu học thuộc khu vực huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đó là trường: Tiểu học Bảo Sơn trên địa bàn xã Bảo Sơn, Tiểu học Thị trấn Đồi Ngô trên địa bàn thị trấn Đồi Ngô, Tiểu học Lan Mẫu trên địa bàn xã Lan Mẫu, Tiểu học Phương Sơn trên địa bàn xã Phương Sơn, Tiểu học Bảo Đài trên địa bàn xã Bảo Đài. Đây là năm trường trực thuộc huyện Lục Nam, có chất lượng giáo dục tốt là những trường có bề dày truyền thống đạt nhiều thành tích cao trong dạy học và giáo dục học sinh. Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn, có năng lực chun mơn vững, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Học sinh của năm trường phần lớn đều là con em cán bộ công chức nhà nước, con công nhân, nông dân và con em dân tộc. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và cả năm trường đều là trường đạt chuẩn quốc gia nhiều năm nay và có nhiều thành tích trong dạy học và giáo dục học sinh, và là những trường đứng đầu trong tỉnh về thành tích dạy học, giáo dục và các phong trào hoạt động. Chính vì vậy mà cán bộ quản lí nhà trường, giáo viên và cán bộ nhân viên nhà
trường rất quan tâm đến các hoạt động giáo dục học sinh và giáo dục cho các em những kĩ năng cơ bản trong hoạt động học tập, kĩ năng sống trong cuộc sống hàng ngày nhằm giúp các em có thể thích ứng với u cầu khơng ngừng nâng cao của nhà trường, gia đình và xã hội.
* Mục tiêu điều tra, khảo sát: Nhằm xác định thực trạng quản lí giáo dục kĩ
năng tự bảo vệ bản thân của học sinh trường tiểu học và các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh trong nhà trường tiểu học.
* Phương pháp điều tra, khảo sát: Sử dụng hai phương pháp chủ yếu là
phương pháp điều tra bằng ANKET và phương pháp phỏng vấn nhóm để thu thập các thơng tin về thực trạng nhận thức của học sinh trường tiểu học về kĩ năng tự bảo vệ bản thân; thái độ và hành vi của học sinh trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang về vấn đề giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân và thực trạng cơng tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tại năm trường tiểu học nói trên thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
* Công cụ điều tra, khảo sát: Với phương pháp điều tra bằng ANKET và
phương pháp phỏng vấn nhóm, chúng tơi thiết kế phiếu điều tra để thu thập thông tin về những nội dung cần khảo sát.
Các loại mẫu bảng hỏi gồm 02 loại bảng hỏi dành cho hai khách thể, cụ thể:
- Phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lí. (Phụ lục 1). - Phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của học sinh. (Phụ lục 2).
- Phiếu khảo sát ý kiến đánh giá Về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. (Phụ lục 3).
* Đối tượng điều tra, khảo sát:
- Tổng số khách thể điều tra: 233 người, trong đó có 23 cán bộ quản lí, 210 giáo viên ở năm trường tiểu học nói trên.
- Tổng số khảo sát: Học sinh ở năm trường tiểu học thuộc địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.