Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 77 - 79)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Hoạt động giáo dục KNTBVBT bao gồm các yếu tố có liên quan với nhau như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện thực hiện và đánh giá kết quả. Các yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, cái nọ làm tiền đề cho cái kia và ngược lại, kết quả của yếu tố này là điều kiện cho sự phát triển của yếu tố kia. Trong quá trình tổ chức hoạt động, cần xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng yếu tố tác động đến tiến trình giáo dục, cũng như biết đặt hoạt động trong những điều kiện xã hội cụ thể. Vậy nên, để đề xuất được các giải pháp quản lí hoạt động giáo dục KNTBVBT tác giả luận văn dựa trên cơ sở và các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa dạy học và giáo dục

- HĐGD và hoạt động dạy học phải gắn bó hữu cơ tác động qua lại với nhau và đều hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục cấp học.

- Thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động để tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

- Luôn biết tạo động lực cho HS, ln nhìn nhận và đánh giá được bản chất và xu hướng phát triển của đối tượng giáo dục.

- Dạy học và giáo dục phải thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp mới tạo được sức mạnh tổng hợp cho việc hình thành kĩ năng sống và hình thành con người có nhân cách tốt.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

- Nguyên tắc này đòi hỏi những biện pháp đề xuất phải được được tổng kết từ thực tiễn và đòi hỏi khách quan từ cuộc sống, đổi mới tư duy, nhanh nhạy phát hiện các vấn đề nảy sinh của thực tiễn quản lí từ đó đúc kết thành các biện pháp có tính thực tiễn.

- Các biện pháp phải được cụ thể hóa đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và nhà nước, phải phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong q trình quản lí. Muốn vậy phải xác định, định hướng giáo dục theo chiến lược phát triển giáo dục hiện nay. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp và phải giúp cho các nhà quản lí triển khai có hiệu quả trong thực tiễn quản lí của mình.

3.1.3. Ngun tắc đảm bảo tính phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục

- Một trong những yêu cầu đổi mới giáo dục của chúng ta hiện nay là phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh là chủ thể của nhận thức, chủ thể giáo dục trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, trong việc tổ chức hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh có sự tham gia của nhiều lực lượng: Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên, PHHS, các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường.

- Nguyên tắc này yêu cầu nhà trường, gia đình và xã hội có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ, thống nhất.

- Các lực lượng giáo dục như cán bộ, nhân viên, GVCN, giáo viên bộ mơn, cán bộ Đồn- Đội, PHHS, các tổ chức đoàn thể ở địa phương, các cơ quan chức năng phải có sự thống nhất cả về mục đích, nội dung, hình thức hoạt động có thế mới huy động sức mạnh cả về vật chất và tinh thần trong quá trình giáo dục KNTBVBT cho HS.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lí với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ, khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp có thể áp dụng một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

Yêu cầu này địi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lí của ban giám hiệu các nhà trường một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lai hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng của người quản lí. Để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học, chính xác với các bước tiến hành cụ thể, dễ làm, dễ hiểu, dễ vận dụng vào thực tiễn và có tính khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)