Đánh giá mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 62 - 63)

TT Nội dung Kết quả tổng hợp ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Hiệu trưởng 63 27,04 76 32,62 60 25,75 34 14,59 2,72 5

2 Đội ngũ giáo viên 69 29,61 76 32,62 56 24,03 32 13,73 2,78 2 3 Lực lượng xã hội 66 28,33 75 32,19 59 25,32 33 14,16 2,75 3 4 Giáo viên chủ nhiệm 72 30,90 79 33,91 53 22,75 29 12,45 2,83 1 5 Tổng phụ trách Đội 65 27,90 76 32,62 60 25,75 32 13,73 2,75 3 6 Cha mẹ học sinh 57 24,46 67 28,76 66 28,33 43 18,45 2,59 6

Qua bảng trên cho thấy: Lực lượng chính tham gia giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học và được đánh giá thực hiện tốt vai trò giáo dục KNTBVBT là các giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm ở tường tiểu học là “ông thầy tổng thể”, giáo viên chủ nhiệm dạy nhiều môn nên dễ tích hợp để rèn và phát triển các kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.

Hiệu trưởng đứng vị trí thứ 5 trong số 6 lực lượng chính tham gia giáo dục KNTBVBT cho trẻ. Điều này có thể lí giải như sau: do đặc thù quản lí nên Hiệu trưởng không phải là người tham gia trực tiếp giáo dục KNTBVBT cho học sinh. Mà chức năng trội của Hiệu trưởng là quản lí và thực hiện các chức năng quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động giáo dục KNTBVBT của học sinh trong nhà trường của mình.

2.2.2.5. Thực trạng việc kết quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân

Để tìm hiểu thực trạng kết quả hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân của

học sinh ở các trường Tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi sử dụng

câu hỏi 5 (Phụ lục 1), kết quả được thể hiện ở bảng 2.10 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 62 - 63)