Chức năng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 25)

1.2. Lý luận về quản lý

1.2.2. Chức năng quản lý

Quản lý bao gồm các chức năng cơ bản là: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Ngồi ra do xu thế phát triển xã hội cịn có thêm chức năng thông tin và chức năng giám sát. Chúng có mối quan hệ biện chứng.

1.2.2.1. Kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa: Xác định, hình thành mục tiêu; xác định và đảm bảo về các nguồn lực của tổ chức để đạt mục tiêu đó.

1.2.2.2. Tổ chức

Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.

1.2.2.3. Chỉ đạo

Khái niệm lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức.

1.2.2.4. Kiểm tra

Kiểm tra là một chức năng quản lý, thơng qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

Ngồi bốn chức năng trên có thể khẳng định: Khơng có thơng tin khơng có quản lý. Viện sĩ Berg nêu lên một định đề: “Thông tin là thể nền của quản lý”, còn nhà tốn học Xơ Viết (cũ) Kônmôgôrốp khẳng định: “Bản chất của họat động quản lý là sự vận động của thông tin”.[27]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)