Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học ở trường tiểu học huyện Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 85)

Đông Anh – thành phố Hà Nội

2.6.1. Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học 2.6.1.1. Khó khăn 2.6.1.1. Khó khăn

Bảng 2.20. Khó khăn hoạt động dạy học

STT Nội dung SL % Thứ

bậc 1 Chưa có thói quen lập kế hoạch dạy học theo nhiệm

vụ năm học và nhiệm vụ dạy học.

97 55,2 5

2 Lúng túng khi phân hóa đối tượng học sinh khi giảng dạy.

88 50,1 6

3 Chưa sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học kết hợp với hình thức tổ chức phù hợp.

106 60,4 4

4 Ngại sử dụng đồ dùng học tập cũng như trang thiết bị hiện đại vì yếu về kĩ năng sử dụng.

125 71,2 2

5 Chưa tạo động lực để phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

114 64,9 3

6 Không phân biệt giữa đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới hình thức tổ chức dạy học.

87 49,5 7

7 Sĩ số học sinh đông/ lớp ảnh hưởng đến giảng dạy trên lớp.

175 100 1

Nguyên nhân :

“Sĩ số học sinh đông/ lớp ảnh hưởng đến giảng dạy trên lớp.” Điển hình là

trường tiểu học Thị trấn, trường tiểu học Dục Tú… do thiếu phòng học nên sĩ số học sinh đống (trung bình 50 học sinh / 1 lớp). Do những năm gần đấy, dân số tăng nhiều gia đình sinh thêm con thứ ba. Bên cạnh đó, Đơng Anh xây dựng khu công nghiệp thu hút nhân lực dồi dào nên dân số tăng cơ học cũng tăng cao. Khi đó, quy mơ trường lớp khơng thay đổi.

“Ngại sử dụng đồ dùng dạy học cũng như trang thiết bị hiện đại vì yếu kĩ năng sử dụng.” Mặc dù, các trường đều có kế hoạch tập huấn sử dụng tin học,

thiết kế bài giảng Eleaning, … nhưng những giáo viên vận dụng cịn ít về số lượng, hạn chế về chất lượng. Thực tế, các buổi tấp huấn giáo viên tham gia mang tính chất “đối phó”. Khi sử dụng đồ dùng dạy học cũng như trang thiết bị chỉ những tiết hội giảng hoặc chuyên đề. Bên cạnh đó, số lượng đồ dùng hỏng, nát nhiều, các trang thiết bị dạy học hiện đại còn hạn chế về số lượng. Với những tiết học thực hành hầu như học sinh không được thực hành mà chỉ ở trong lớp nghiên cứu sách giáo khoa

Khi giảng dạy cịn mang tính “áp đặt” kiến thức đi kèm với các phương pháp truyền thống nên khơng phát huy trí lực học sinh. Khi tham gia các lớp tập huấn “đổi mới phương pháp” khi về cơ sở “diễn lại kịch bản ” chứ chưa chú ý tới đối tượng học sinh ở địa bàn cư trú. Một số giáo viên có áp dụng đổi mới nhưng áp dụng không linh hoạt, không phù hợp với đối tượng học sinh đang trực tiếp giảng dạy.

Một số giáo viên chưa coi trọng việc nghiên cứu các chỉ thị, văn bản của cấp trên nên dẫn đến việc không hiểu và áp dụng sai như: Nhiệm vụ năm học, giảm tải, hướng dẫn đánh giá học sinh …

2.6.1.2. Thuận lơị

Bảng 2.21. Thuận lợi

STT Nội dung SL % Thứ bậc

1 Đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để hỗ trợ tốt cho hoạt động giảng dạy của giáo viên.

79 45,1 6

2 Chỉ đạo, hỗ trợ và khuyến khích giáo viên nội dung giảng dạy kiến thức và phương pháp đạt mục tiêu của môn học, bài học.

86 49,2 5

3 Sự quan tâm và hỗ trợ của hội phụ huynh. 124 70,6 1 4 Tạo động lực (khen thưởng, đãi ngộ) cho giáo

viên và học sinh các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học.

91 51,8 3

nghiệp vụ cho giáo viên : Sinh hoạt tổ chuyên môn, xây dựng chuyên đề…

6 Khuyến khích giáo viên tự học, tự nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu liên quan đến nội dung giảng dạy.

107 60,9 2

7 Nhà trường là tổ chức học hỏi 66 37,6 7

Nguyên nhân :

Mỗi nhà trường đều có mơi trường làm việc đồn kết, thân thiện. Đội ngũ quản lý nhiệt tình, có trách nhiệm, ln tạo những điều kiện tốt nhất để giúp đỡ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. Chế độ đãi ngộ, khen thưởng đã tạo động lực làm việc cho giáo viên như : thăm hỏi động viên khi đua ốm, khám sức khỏe định kì, nghỉ dưỡng, … Đội ngũ nhà giáo nâng cao trình độ (100 % đạt chuẩn nghề nghiệp). Đội ngũ giáo viên ngày càng được trẻ hóa, có sức khỏe, nhiệt tình, năng động, yêu nghề. Hầu hết, các giáo viên đều có tư tưởng chính trị vững vàng, gương mẫu trong lối sống, chuẩn mức trong hành vi. Bên cạnh đó, sự quan tâm của hội phụ huynh, các cơ quan và đồn thể đóng tại địa bàn của trường.

2.6.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học 2.6.2.1. Khó khăn 2.6.2.1. Khó khăn

Đội ngũ cán bộ quản lý chưa đồng đều, năng lực quản lý còn hạn chế. Vẫn còn hiện tượng cán bộ quản lý chưa gương mẫu.

Hiệu trưởng thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa được thực hiện triệt để, chưa có biện pháp để nâng cao tinh thần tự học, tự trau dồi chun mơn của giáo viên. Bên cạnh đó, sự giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các trường trong Huyện chưa có.

Việc quản lý hoạt động giảng dạy như : kế hoạch bài dạy, dự giờ thăm lớp… nặng về hình thức như :

- Về xây dựng kế hoạch : thường các hiệu trưởng chỉ xây dựng kế hoạch ngắn hạn (theo năm học) chưa có kế hoạch trung hạn hoặc dài hạn. Các tổ chun mơn làm kế hoạch mang tính chiếu lệ.

- Về tổ chức và chỉ đạo thực hiện còn thiếu sự thường xun, mang nặng tính hình thức chưa có chiều sâu ( chất lượng kế hoạch bài dạy…). Dự giờ thăm lớp thiên về các bước lên lớp nên giáo viên có muốn đổi mới phương pháp cịn “e dè” vì vậy dạy học nặng truyền thụ một chiều chưa phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Đôi khi, chỉ đạo chuyên môn của ban giám hiệu, tổ chun mơn cịn lúng túng, chỉ đạo cịn mang tính chủ quan.

- Về kiểm tra – đánh giá: chưa đồng bộ, thường xuyên và mang tính chủ quan cá nhân của người đứng đầu cơ quan.

Bên cạnh đó, cơng tác chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới PPDH chưa triệt để, lúng túng khi tổ chức thực hiện. Vì vậy, kết quả cịn hạn chế.

2.6.2.2.Thuận lợi

Công tác đào bồi dưỡng giáo viên đều được quan tâm, nhà trường tổ chức cho giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng, tập huấn đầy đủ. Bên cạnh đó, cịn động viên giáo viên tham gia các khóa họ để nâng cao trình độ.

Hiệu trưởng đã đề ra kế hoạch phù hợp với thực tiễn nhà trường, có những quyết định đúng, kịp thời. Hiệu trưởng đều chú ý phân cơng giảng dạy cho giáo viên trên cơ sở hồn cảnh, nguyện vọng của họ phù hợp với nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Việc quản lý chương trình đều được các trường thực hiện đúng, khơng có hiện tượng cắt, xén chương trình.

Duy trì chế độ kiểm tra, thanh tra chun mơn phối hợp với các đồn thể trong nhà trường để kiểm tra- đánh giá việc thực hiện nề nếp dạy học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên đã có nhận thức và thực hiện khá tốt các nội dung của hoạt động dạy học.

Đối với việc quản lý hoạt động dạy học cũng thực hiện mức khá các nội dung quản lý hoạt động dạy học. Tuy vậy, mức độ thực hiện các nội dung quản lý còn chưa đồng đều.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học gồm có các nhóm yếu tố : Yếu tố thuộc về người quản lý ; Nhóm yếu tố thuộc về người giáo viên tiểu học và nhóm các yếu tố thuộc về cơ chế, môi trường dạy học. Trong đó nhóm yếu tố thuộc về người quản lý là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc quản lý dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG ANH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp quản lý được đề xuất có tính đến các điều kiện, hồn cảnh, mơi trường khách quan, chủ quan ở các trường tiểu học huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng những đổi mới giáo dục cũng như khả năng áp dụng các biện pháp đó trong thực tiễn. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp phải đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay mà khơng ảnh hưởng đến tổ chức, chương trình đào tạo hoặc các nguyên tắc dạy học. Các biện pháp quản lý được khả thi chỉ khi đảm bảo các điều kiện thực hiện.

3.1.2. Nguyên tắc đồng bộ

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội cần một trong những yêu cầu khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phải đảm bảo tính đồng bộ.

Sự đồng bộ biểu hiện ở chỉ đạo quản lý lập kế hoạch dạy học; chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên, … và những hoạt động khác phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Những hoạt động này tạo ra nề nếp, quy chế , phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tiểu học để tạo ra “tổ chức” mà “thầy giỏi – trò giỏi” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng

những xu thế giáo dục mà Đảng và Nhà nước đang xác định “Nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo.”

- Dự thảo Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội 2011- 2020 của Ban chấp hành trung ương trình Đại hội XI của Đảng-

Muốn vậy, phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào đồng bộ các biện pháp như: chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp dạy học,… Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy ưu thế của từng biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục cũng như những yêu cầu của đất nước, của thành phố Hà Nội và của huyện nhà.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bào tính kế thừa

Khi đề xuất các biện pháp quản lý mới cần đảm bảo theo đúng nguyên tắc này. Vậy, đòi hỏi nhà nghiên cứu khi đề xuất các biện pháp mới phải có sự kế thừa các biện pháp đã và đang thực thi (có thể là tồn bộ biện pháp hoặc những ưu điểm của biện pháp). Tạo ra hệ thống mới hoàn toàn dựa trên cơ sở thực tiễn, thực trạng các biện pháp cũ.

Kế thừa là sự tiếp nối giữa “cái” đã thực hiện - hiện tại (cái đang làm) –và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lý). Khi đề xuất các biện pháp phải tương ứng những xu thế giáo dục tiểu học mà Đảng và Nhà nước có những chủ trương mà vẫn phù hợp với thực tiễn của tổ chức. Khi đó, nguyên tắc này giúp các nhà quản lý có cách nhìn biện chứng tránh tình trạng siêu hình. Nhà quản lý phải huy động tri thức, kinh nghiệm đã có tiềm ẩn để giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn quản lý dạy học đặt ra.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả yêu cầu khi xây dựng các biện pháp

quản lý hoạt động dạy học tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cần tính đến hiệu quả của các biện pháp. Nghĩa là, đạt mục tiêu quản lý hoạt động dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, tính hiệu quả cịn tính đến với các đối tượng quản lý, mọi địa bàn quản lý và những mục tiêu quản lý. 3.2. Đề xuất biện pháp quản lý dạy học của Hiệu trưởng các trường Tiểu học Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản lý dạy học để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho chính quyền địa phương các cấp, cán bộ quản lý, giáo viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của quản lý dạy học để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Cần tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên về những yêu cầu đổi mới giáo dục theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước như : phương pháp dạy học mới, nội dung “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”, … nhằm đáp ứng những yêu cầu về chất lượng dạy học đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Từ đó,mỗi giáo viên tự nhận thức và tự giác cụ thể hóa những đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước vào kế hoạch giảng dạy và cơng tác của mình.

Tuyên truyền cho giáo viên có nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và năng lực giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học. Đặc biệt cần tác động tích cực làm thay đổi nhận

thức chưa đúng, lệch lạc của một bộ phận nhỏ giáo viên có tâm lý “ngại thay đổi” về vai trị, nhiệm vụ của mình.

Xây dựng mơi trường thi đua tìm hiểu sâu, rộng về vai trò dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Tổ chức cán bộ, giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản liên quan đến quy định, quy chế và định hướng phát triển GD&ĐT của ngành nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Đầu năm học mới, tổ chức cán bộ quản lý, giáo viên học tập để quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục cũng và các văn bản liên quan của ngành. Trong đó, nhiệm vụ trong tâm là tập trung vai trị, ý nghĩa của giáo viên trong việc thực hiện hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Hằng năm xây dựng kế hoạch ngân sách, huy động nguồn nhân lực khác nhằm cung cấp và nâng cấp trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.

Xây dựng phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế một cách thường xuyên nhằm điều chỉnh những sai lệch và có hình thức khen thưởng kịp thời.

Mỗi cán bộ quản lý và giáo viên phải có nhận thức đúng về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong cơng tác giáo dục nói chung và tầm quan trọng của việc thúc đẩy hoạt động dạy học đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.

Các trường tiểu học phải tuyên truyền thông qua các kênh truyền thông khác nhau ở địa phương: cán bộ địa phương, giáo viên, phụ huynh học sinh ,… có nhận thức đúng về những đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước có nội dung đổi mới trong giáo dục.

3.2.2. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong các trường Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Tri thức của nhân loại đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Với khối lượng tri thức đó mỗi người khơng có phương pháp lĩnh hội, tiếp cận sẽ trở nên lạc hậu. Tri thức trong nhà trường là nguyên liệu mà thông qua các phương pháp sư phạm mà người thầy tổ chức, điều khiển để trò lĩnh hội theo các tầng bậc khác nhau. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là tất yếu.

Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học tiểu học chủ yếu thông qua dự giờ thăm lớp (đột xuất, định kì) để từ đó uốn nắn, điều chỉnh cũng như lựa chọn những phương pháp mới phù hợp với điều kiện của trưởng sở tại đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)