1.4. Đổi mới giáo dục và yêu cầu đặt ra với dạy học tiểu học
1.4.1. Đổi mới giáo dục, quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản,
bản, toàn diện giáo dục Việt Nam
“Đổi mới” là làm cho thay đổi (thay cái này bnằng cái khác) tốt hơn, tiến bộ
hơn so với trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển [30]. Đổi mới giáo dục có thể hiểu là làm cho hệ thống giáo dục tốt hơn, tiến bộ hơn đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
Theo tử điển giáo dục học: “Đổi mới giáo dục, thay đổi từng phần, cục bộ hoặc toàn bộ các mặt, các cấp của hệ thống giáo dục quốc dân” . Đổi mới giáo dục diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống giáo dục cho tới khi những thay đổi đạt tới quy mô và trình độ vượt ra ngồi
khn khổ quy định của hệ thống giáo dục hiện hành thì cần phải có chủ trương, chính sách tập trung tổng kết, đánh giá và đề xuất những giải pháp đồng bộ.
Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI đã ban hành Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đổi mới căn bản,, toàn diện và đồng bộ là tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức đến hành động trong mọi hoạt động giáo dục mà trước hết đổi mới cơ chế quản lý.
Mục tiêu lớn mang tính tổng quát của đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là:
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hố, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.[Tr. 2]
Về nội dung cốt lõi của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giáo dục là giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện, chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu chú trọng truyền thụ kiến thức sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Khắc phục cơ bản các yếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội; tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; giữa dạy chữ - dạy người- dạy nghề; giải quyết mối quan hệ giữa quy mô - chất lượng - hiệu quả; giữa giáo dục công lập và ngồi cơng lập.
Đổi mới nội dung giáo dục và đào tạo theo hướng tinh giảm, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gắn lý thuyết với thực hành ứng dụng, phù hợp với từng cấp học, bậc học.
Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng khắc phục phương thức truyền thụ áp đặt một chiều, xây dựng phương pháp dạy và học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học theo phương châm “giảng ít, học nhiều”. Tăng cường các hoạt động xã hội của người học.
Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục đảm bảo trung thực, tin cậy; đánh giá kết quả hình thành năng lực, phẩm chất chứ không dừng lại ở đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2014, “Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4 tháng 10 năm 2014 Hội nghị lần thức tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [7]. Chương trình hành động đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể và ngững giải pháp sau đây:
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành động trong triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân.
- Đổi mới chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo. - Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo.
- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
- Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo.
- Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục – đào tạo.
- Chủ động hội nhập và nâng cao kết quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.
Vậy, hiện nay q trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia là cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục đang là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu.