Kiểmtra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 43 - 45)

1.5. Quản lý dạy học tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1.5.4. Kiểmtra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên tiểu học

Về hình thức hoạt động kiểm tra kết thúc cho một quá trình quản lý đồng thời chuẩn bị cho một quá trình quản lý tiếp theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Nếu tổ chức tốt việc kiểm tra thì cũng như có ngọn đèn “pha”. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ”. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên nhằm có kế hoạch tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy để đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục.

1.5.4.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá tiết dạy

Khi đánh giá, xếp loại một giờ dạy, hiệu trưởng phải đánh giá tiết dạy đạt ở mức độ nào. Tiêu chí cần đạt được của một tiết dạy được ghi rõ ở Điều 6 trong văn bản hướng dẫn đánh giá và xếp loại giáo viên ở bậc tiểu học theo Quyết định

số 48/2000/QĐ-BGDĐT ngày 13/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 6. Kết quả đánh giá tiết dạy được chia thành 4 loại: tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu. Mỗi giáo viên được đánh giá, xếp loại 3 tiết dạy (1tiết toán,

1 tiết tiếng Việt và 1 tiết tự chọn trong các mơn học cịn lại). Việc đánh giá tiết

dạy của giáo viên căn cứ vào phiếu đánh giá tiết dạy dựa trên 3 tiêu chí cụ thể sau:

1. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết học.Yêu cầu đó được quy định bởi sách giáo khoa, tài liệu "Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng",các văn bản chỉ đạo của Vụ Tiểu học và phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh. Cụ thể:

+ Tổ chức cho học sinh lĩnh hội chính xác, đầy đủ và có hệ thống những kiến thức cơ bản của tiết học.

+ Thực hành rèn luyện những kỹ năng chủ yếu phù hợp với nội dung của tiết học, phù hợp với yêu cầu của môn học.

+ Thực hiện giáo dục tình cảm vàthái độ phù hợp với nội dung của tiết học, phù hợp với đối tượng học sinh.

2. Phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn và yêu cầu của tiết học, với lứa tuổi học sinh tiểu học và đặc điểm của lớp dạy. Cụ thể: Tiến trình của tiết học hợp lý, các hoạt động dạy học của thầy và trò diễn ra tự nhiên, hiệu quả. Quan tâm đến các loại đối tượng học sinh của lớp học: khích lệ và tổ chức cho mọi học sinh tích cực tham giacác hoạt động học tập trong lớp, giúp đỡ kịp thời những học sinh cịn yếu và có khó khăn trong học tập, tạo điều kiện cho mọi học sinh lĩnh hội tốt kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học hợp lý, đạt hiệu quả cụ thể.

3. Hiệu quả tiết dạy rõ ràng,hầu hết học sinh hiểu bài, thực hiện được những kỹ năng chủ yếu của bài học, có tình cảm và thái độ đúng.

1.5.4.2. Thực hiện giờ lên lớp thơng qua thời khóa biểu, chế độ kiểm tra, dự giờ thăm lớp (đột xuất hoặc định kì)

Có thể nói rằng bất kì khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá. Chì khi có kiểm tra – đánh giá, quản lý giáo dục mới nhận được phản hồi, mới kịp phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Giáo dục là một hệ thống quản lý hai chiều theo kiểu khứ hồi.

Từ đầu năm học, Hiệu trưởng thơng qua tồn hội đồng nhiệm vụ năm học, phân phối chương trình ở từng khối lớp. Từ đó, giáo viên cùng tổ trưởng chuyên mơn xây dựng thời khóa biểu cho từng khối lớp theo đúng quy chế chuyên môn, đảm bảo chương trình hiện hành. Thơng qua thời khóa biểu, hiệu trưởng luôn nắm rõ tiến độ thực hiện chương trình theo đúng thời khóa biểu của từng khối, lớp. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cũng quản lý nề nếp giảng dạy, ra vào lớp cũng như hoạt động học tập của học sinh.

Kiểm tra – đánh giá giáo viên thông qua dự giờ thăm lớp (đột xuất hoặc định kì) sẽ giúp cho người quản lý biết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy của giáo viên. Thông qua dự giờ thăm lớp, hiệu trưởng thu thập thông tin một cách nhanh nhất và trực tiếp về quá trình giảng dạy thực tế của giáo viên ra sao:

nhanh hay chậm, sử dụng phương pháp hợp lý chưa?, kiến thức chính xác chưa?.... Những thơng tin đó sẽ giúp người quản lý ra được những quyết định kịp thời, phù hợp để điều chỉnh tổ chức, chỉ đạo hoạt động giảng dạy thông qua những buổi tổng kết, rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên.

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính thơng qua dự giờ thăm lớp để: “Đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên là cách thức quan trọng để nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục, có tác dụng tích cực tới các dự án trong nhà trường, giúp cho học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt.”[12]

1.5.4.3. Hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Tại chương III, Điều 28. Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường quy định tại điểm 2: Đối với giáo viên: Sổ chủ nhiệm; Sổ ghi chép tổng hợp; Sổ dự giờ thăm lớp; Bài soạn (Kế hoạch bài dạy).

Ngồi ra cịn quy định thêm số bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để nâng cao năng lực tự trau dồi chuyên môn của mỗi giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)