Tổ chức hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 40 - 42)

1.5. Quản lý dạy học tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1.5.2. Tổ chức hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên tiểu học

Giáo viên giữ vai trị chủ đạo trong tồn bộ tiến trình dạy học. Người xây dựng và thực thi kế hoạch giảng dạy bộ môn, người tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động học tập dưới mọi hình thức, người điều khiển các hoạt động trí tuệ và hướng dẫn học sinh thực hành trong lớp, trong phịng thí nghiệm. Tổ chức hoạt động giảng dạy của giáo viên đạt yêu cầu đổi mới giáo dục thì người hiệu trưởng phải quản lý các hoạt động dưới đây.

1.5.2.1. Soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên

Chuẩn bị lên lớp là khâu then chốt, tựa như khâu lập kế hoạch dạy học của giáo viên. Thông qua kế hoạch bài dạy, giáo viên có thể dự đốn những tình huống sư phạm, những khó khăn khi học sinh lĩnh hội tri thức. Từ đó, người dạy có thể chuẩn bị cách xử lý phù hợp với những phản hồi từ phía học sinh.

Chương trình mơn học là văn kiện do Nhà nước ban bố, trong đó quy định rõ: Vị trí mơn học trong kế hoạch dạy học; Mục đích u cầu của mơn học; Nội dung mơn học; Kế hoạch thời gian; Giải thích chương trình và hướng dẫn thực

hiện chương trình. Như vây, chương trình là căn cứ pháp lý để nhà trường và các giáo viên tiến hành giảng dạy thống nhất trong phạm vi tồn quốc. Vì vậy, giáo viên khơng được tùy tiện thay đổi mà phải hiểu rõ chương trình các mơn học và thực hiện nghiêm chỉnh.

+ Thực hiện đúng mục tiêu bài dạy phải thể hiện rõ về lĩnh vực nhận thức: căn cứ 6 bậc nhận thức (biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá), trong kế hoạch bài dạy nêu chi tiết của mục tiêu dạy học tương ứng với bậc 1, bậc 2, bậc 3.

+ Kế hoạch bài dạy phải đúng quy chế chuyên mơn, trình bày khoa học, thực hiện đúng theo chuẩn kiến thức kĩ năng, giảm tải, lồng ghép giáo dục môi trường và kĩ năng sống. Đảm bảo phân hóa đối tượng học sinh.

+ Khi soạn bài tránh dập khn máy móc, đảm bảo tính hệ thống và phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.

+ Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học phù hợp với đối tượng học sinh cũng như nội dung giảng dạy.

+ Phổ biến và hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch bài dạy trên cơ sở đổi mới phương pháp cũng như hình thức tổ chức.

+ Cung cấp sách giáo viên, sách tham khảo…

1.5.2.2. Hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên

Hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên có vai trị quyết định chất lượng dạy học có đáp ứng yêu cầu đổi mới hay khơng? Vì vậy, Hiệu trưởng và giáo viên phải tập chung để nâng cao chất lượng giảng dạy trên lớp. Chất lượng đó phụ thuộc vào cả vai trị quản lý của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng có những phương pháp phù hợp phát huy hết năng lực, điều kiện thuân lợi cho giáo viên hoàn thành kế hoạch bài dạy tốt nhất.

Trên nguyên tắc phát huy tính tích cực nhân thức của học sinh giáo viên tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh, làm cho việc học tập trở thành hoạt động độc lập có ý thức. Bằng sự khéo léo của phương pháp sư phạm, giáo viên khai thác tiềm năng trí tuệ, kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh giúp họ tìm ra những phương pháp học tập để lĩnh hội trí thức và hình thành các

kĩ năng hoạt động. Do đó khi thực hiện giảng dạy trên lớp giáo viên cần đảm bảo:

+ Về nội dung: Truyền đạt kiến thức chính xác, có hệ thống, có trọng tâm của tiết dạy và hướng dẫn luyện tập để hình thành kĩ năng kĩ xảo, kiểm tra uốn nắn và giáo dục thái độ học tập cho học sinh.

+ Về phương pháp: Lựa chọn, kết hợp và sử dụng các phương pháp phù hợp với đặc trưng phân môn trong hoạt động dạy học. Khuyến khích áp đụng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.

+ Phương tiện giảng dạy: Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ dạy học phù hợp với nội dung bài giảng. Trình bày bảng khoa học, chữ viết, lời nói, hình vẽ minh họa chuẩn mực.

+ Hình thức tổ chức: Lựa chọn các hình thức tổ chức từng tiết dạy, từng bài học phù hợp với nội dung chương trình và mục tiêu của mơn học. Tận dụng các điều kiện về cơ sở vật chất và cộng đồng tại địa bàn nhà trường để thực hiện truyền thụ và lĩnh hội tri thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)