3.2. Đề xuất biện pháp quản lý dạy học của Hiệu trưởng các trường Tiểu học
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất hỗ trợ dạy học ở các trường Tiểu học đáp ứng
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhà giáo dục Xô Viết V. Xu- khôm- lim- xki đã viết “Nghệ thuật là ở chỗ làm sao không chỉ giáo dục bằng các quan hệ giữa người với người, bằng gương sáng tạo và lời nói của người lớn, bằng những truyền thống được gìn giữ, trân trọng tập thể mà còn giáo dục bằng cả đồ vật, bằng những của cải vật chất và tinh thần, bằng các đồ vật làm phong phú cuộc sống tâm hồn của tập thể”.
Trên cơ sở nhận thức cơ sở vật chất và thiết bị trường học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học, là điều kiện không thể thiếu trong mỗi nhà trường. Muốn đổi mới phương pháp dạy học theo những yêu cầu của xã hội thì cần phải cung cấp và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật hỗ trợ giảng dạy. Chỉ đảm bảo chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo mục tiêu của nhà trường khi đảm bảo đầy đủ các yếu tố cơ bản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
Trường tiểu học phải có đủ các phịng học và phòng chức năng: phòng thư viện, phòng đồ dùng … với các phương tiện dạy học hiện đại.
Hệ thống phòng học đảm bảo 1 lớp / 1 phòng đảm bảo đủ ánh sáng, kích cỡ bàn ghế đạt chuẩn đủ về số lượng. Đảm bảo học 2 buổi/ ngày.
Thiết bị dạy học tới thiểu cấp tiểu học tính theo đầu lớp, 1 lớp / 1 bộ đủ các môn cơ bản cấp tiểu học theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra mỗi giáo viên, mỗi tổ chun mơn đều tham gia tích cực làm đồ dùng dạy học phù hợp với từng hoạt động học của học sinh trong tiết dạy để đảm bảo đổi mới phương pháp dạy học.
Hệ thống phòng chức năng phục vụ học tập cho học sinh như phòng âm nhạc, phòng tin học, phòng mĩ thuât , nhà đa năng … rất cần thiết để hoạt động dạy các môn học này đảm bảo đạt mục tiêu.
Thư viện trường tiểu học là phòng “nghiên cứu chuyên môn” của giáo viên
phạm. Chất lượng thư viện là một tiểu chí để đánh giá và cơng nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Các nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động dạy học ở trường tiểu học.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Tận dụng trang thiết bị sẵn có của nhà trường đây là vấn đề cần được chú
ý. Ở các trường tiểu học đóng tại địa bàn Huyện Đông Anh hiện nay 100% trường học 2 buổi / ngày và có bán trú nên cơ sở vật chất đã được đầu tư:
- Phòng học cùng trang thiết bị phòng học, bàn ghế đủ số lượng đúng kích cỡ quy định.
- Các phịng chức năng: Phòng hội đồng, phòng tin học,… cùng trang thiết bị.
- Phịng thư viện có đủ đầu sách phục vụ giảng dạy cho giáo viên, các tạp chí và bào nghành,…
- Phòng đồ dùng dạy học: đầy đủ và đảm bảo các tiêu chí khi sử dụng.
Đầu tư cho việc mua sắm các trang thiết bị mới hiện đại cụ thể nhà trường
cần có kế hoạch sửa chữa, tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất cũng như mua sắm trang thiết bị kĩ thuật dạy học tiếp cận khoa học kĩ thuật mới.
Sử dụng đúng mục đích, đúng quy định nguồn tài chính được cấp từ ngân sách Nhà nước về hoạt động giáo dục (kinh phí hoạt động thường xuyên, kinh phí khốn và kinh phí khơng khốn trong giáo dục)
Tóm lại, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất đồng thời đảm bảo tính
hiệu quả khi sử dụng thiết bị tránh lãng phí (khơng sử dụng hoặc sử dụng bừa bãi). Huy động các nguồn lực vật chất xã hội đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đũng mục đích phục vụ chất lượng dạy học.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Xây dựng bộ quy chế nội bộ khi sử dụng trang thiết bị dạy học cũng như các phòng học giao quyền cho giáo viên.
Tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm, quyền làm chủ, bảo vệ và giữu gìn của tài sản của nhà trường tới học sinh và giáo viên.
Nguồn nhân lực quản lý, phân phối, sử dụng cơ sở vật chất , thiết bị dạy học có đủ trình độ chun mơn và năng lực quản lý tài sản công theo quy định của nhà nước.
Thường xuyên tổ chức, kiểm tra, kiểm kê các hoạt động của các bộ phận chức năng, các đồ dùng, cơ sở vật chất của trường.