Vài nét về giáo dục tiểu học ở huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 53 - 57)

2.2.1. Thành tựu giáo dục huyện Đông Anh

Trong những năm gần đây, công tác giáo dục đào tạo không ngừng được mở rộng và nâng cao chất lượng cả diện đại trà và mũi nhọn thông qua việc chuẩn bị tốt cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, phát triển đa dạng các loại hình đào tạo. Các trường chuyên nghiệp; các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề, các trường bán công, dân lập … được thành lập và hoạt động có hiệu quả, góp phần đẩy nhanh q trình xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao kiến thức cho mọi đối tượng xã hội. Tình đến năm 2009 tồn huyện có 93 trường, trong đó có 27 trường Mầm non, 28 trường tiểu học, 1 trường chuyên biệt; 25 trường THCS, 1TTGDTX; 8 trường THPT (4 trường dân lập), 3 trường dạy nghề với trên 4000 cán bộ giáo viên, nhân viên và trên 10 000 học sinh. 95 % số trường lớp đã được kiên cố hóa, hiện đại hóa; 23 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% số trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lý. Hằng năm, có trên 75 % số trường đạt danh hiệu tiên tiến, 10 % đạt các danh hiệu thi đua cao; được nhận bằng khen của UBND thành phố; Bộ GD&ĐT; Thủ tướng Chính phủ và Huân chương lao động các hạng.

2.2.2. Mạng lưới trường lớp

Hiện nay, các trường tiểu học được phân bố đồng đều 1 xã tương ứng với 1 trường, một số địa bàn rộng thì có 2 trường tiểu học như khu vực thị trấn. Hầu hết các trường đều được “Tầng hóa” khơng cịn lớp học cấp 4. Như vậy có 24 xã và thị trấn có 28 trường tiểu học và 1 trường tiểu học chuyên

biệt.

2.2.3. Đội ngũ giáo viên, học sinh 2.2.3.1. Đội ngũ giáo viên 2.2.3.1. Đội ngũ giáo viên

Trong những năm qua số lượng và chất lượng cán bộ, giáo viên trường tiểu học trên địa bàn huyện đã từng bước được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu đào tạo của Thủ đô và đất nước. Số lượng cán bộ và giáo viên được chuẩn hóa 93,7% khơng có giáo viên yếu kém về chun mơn và đạo đức.

Năm học 2013 – 2014 tồn huyện Đơng Anh có 682 giáo viên biên chế và khoảng 65 giáo viên hợp đồng. Để đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đông Anh hiện nay tác giả quan tâm: độ tuổi, trình độ đào tạo.

Bảng 2.1. Thực trạng về độ tuổi của đội ngũ giáo viên tiểu học Năm Năm

2013

Dưới 30 tuổi 30 đến 40 tuổi

40 đễn 50 tuổi Trên 50 tuổi

Số lượng 107 210 168 97

Tỷ lệ % 14,9 48,1 23,5 13,5

(Nguồn: Phịng GD&ĐT Huyện Đơng Anh)

Nhận xét

Căn cứ vào số liệu bảng 2.1. nhận thấy giáo viên có độ tuổi 30- 40 nhiều nhất đây là độ tuổi đang vào “độ chín” của nghề nên rất thuận lợi cho thực hiện

những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Bởi ở lứa tuổi này sẽ có nhiều thuận lợi trong việc phát huy năng lực, sở trường lại nhiệt tình. Nhưng cũng gặp những khó khăn nhất định như: chăm ni con nhỏ,

…Số lượng giáo viên ở độ tuổi trên 50 là ít nhất (13,5 %)

Bảng 2.2. Thực trạng về trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học

Năm 2013 Chuẩn và trên chuẩn Dưới chuẩn

THSP CĐSP ĐHSP SAU ĐH Loại hình khác

Số lượng 10 270 400 2 0

Tỷ lệ 1,4 37,8 60,6 0,28 0

Tổng % 100 0

(Nguồn: Phịng GD&ĐT Huyện Đơng Anh)

Nhận xét:

Về trình độ đào tạo hiện nay giáo viên tiểu học huyện Đông Anh đã đạt chuẩn 100%, trong đó trình độ đại học là nhiều nhất (60,6 %), trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ 37,8%, trung học sư phạm có 1,4 % và sau đại học 0,28%. Đây là thuận lợi của giáo dục tiểu học huyện Đông Anh. Tuy vậy, lao động sư phạm là loại lao động đặc thù trình độ đào tạo là hành trang vào nghề đầu tiên, ngồi ra

cần có kĩ năng sư phạm, phương pháp sư phạm cũng như nghiệp vụ sư phạm mới đủ điều kiện để đạm lại những giờ học đạt hiệu quả.

2.2.3.2. Số lượng học sinh

Có 28 trường tiểu học với 742 lớp và 30 689 học sinh – so với năm học trước tăng 21 lớp với 2075 học sinh - .

Trường Chuyên biệt Bình Minh có 09 lớp với 109 học sinh (tăng 08 học sinh so với năm học trước).

(Nguồn: Phịng GD&ĐT Huyện Đơng Anh)

2.2.4. Thành tích đạt được của giáo dục tiểu học năm học 2013 - 2014

Năm học 2013 -2014 là năm học thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” giáo dục tiểu học

đạt thành tựu:

+ Tiếp tục chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Quan tâm thường xuyên và thực hiện có hiệu quả dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường ; giáo dục kĩ năng

sống… trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

+ 100 % các trường tập trung thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc ứng dụng cơng nghê thộng tin trong q trình giảng dạy ln được nhà trường quan tâm và áp dụng có hiệu quả. Ưu tiên và tạo mọi điều kiện dạy học tốt nhất cho học sinh lớp 1 nhằm tạo “nền” cho việc nâng cao chất lượng

giáo dục. Quan tâm giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập, tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em khuyết tật, trẻ tự kỉ.

+ Tổ chức và tham gia tốt các Hội thi, kì thi cho học sinh.

- Hội thi viết chữ đẹp cấp huyện có 280 học sinh dự thi đạt 158 giải trong đó có 9 giải nhất, 39 giải nhì, 56 giải ba và 54 giải khuyến khích.

- Cuộc thi giải toán qua Internet với 349 học sinh dự thi cấp huyện đạt 190 giải trong đó 8 giải nhất, 49 giải nhì, 58 giải ba và 75 giải khuyến khích. Cấp

thành phố có 50 học sinh tham gia đạt 21 giải trong đó 1 giải nhất, 3 giải nhì, 5 giải ba và 12 giải khuyến khích.

- Thi Olympic Tiếng Anh trên Internet cấp thành phố đạt 1 giải khuyến khích.

- Thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện với 98 học sinh dự thi đạt 51 giải trong đó có 3 giải nhất, 11 giải nhì, 15 giải ba và 22 giải khuyến khích.

(Báo cáo tổng kết năm học 2013 - 2014) 2.2.5. Cơ sở vật chất ở các trường tiểu học

Được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân Huyện Đông Anh trong những năm gần đây 28 trường tiểu học tại địa bàn đều được xây dựng khang trang - Tỉ lệ phịng học kiên cố 100% và khơng cịn phịng học cấp 4- Nhờ vậy, tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi / ngày đảm bảo chất lượng. Phòng học kiên cố tạo thuận lợi trong việc tổ chức các điều kiện học tập tích cực cho học sinh. Các phịng học trang bị đèn chống cận, chống lóa, các thiết bị dạy học hiện đại, các góc học tập theo phân mơn

Đối với trường tiểu học, hệ thống các phịng chức năng có vai trị, vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ tích cực các hoạt động dạy học có chất lượng. Trong trường tiểu học phịng thư viện là phòng chức năng rất quan trọng cho giáo viên và học sinh cùng nhau học tập, nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nội dung dạy học cấp tiểu học.

Tuy nhiên, thực tế một số trường còn hạn chế: Thiếu các phòng chức năng như: phòng nghệ thuật, phòng tin học, phòng tiếng Anh… Nguyên nhân của trực tế trên, do số học sinh tăng nên tận dụng các phòng chức năng thành phòng học. Bên cạnh đó, phịng thư viện ở một số trường như Dục Tú, Thị trấn… diện tích chưa đạt chuẩn ở cấp tiểu học.

Về CSVC phục vụ môn tin học đối với học sinh khối lớp3, 4 và 5 tất cả các trường trên địa bàn đều có máy tính, số trường có hai phịng tin học 12/28 trường và có một phịng tin học 16/28 trường. Số máy vi tính của một trường ít nhất 35 máy và nhiều nhất là 67 máy. Đây là tiền đề để 100% các trường tiểu học có điều kiện dạy tin học thực hành và tạo điều kiện để HS tiếp cận với công nghệ thông

tin hiện đại. 28 trường đều có một phịng thư viện và một thủ thư tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và giáo viên học tập và nghiên cứu.

Bên cạnh những ưu điểm thì cịn những hạn chế: Số lượng máy vi tính chưa đủ 1HS / 1 máy; Số bộ đồ dùng dạy học đồng bộ / khối cịn thiếu trung bình 1 bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)