Xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 103 - 105)

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý dạy học của Hiệu trưởng các trường Tiểu học

3.2.6. Xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Tác giả Edgar Henry Schein viết “Một điều thực sự quan trọng đối với người lãnh đạo là xây dựng và quản lý văn hóa. Người lãnh đạo tài ba là một người lãnh đạo có năng lực giải quyết những vấn đề liên quan tới văn hóa”. Nhà

trường tiểu học là nơi đặt nền móng tri thức cho con người theo kiểu giáo dục nhà trường. Ở đó, người dạy và người học cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hóa theo những cách thức văn hóa. Nhà trường là nơi đào tạo những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hóa cho tương lai.

Mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính – sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với ngững cơ cấu, chuẩn mức, quy tắc hoạt động , những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức mỗi nhà trường đều tồn tại dù ít hay nhiều một nền văn hóa nhất định.

Xây dựng văn hóa nhà trường nhằm tạo nên động lực giảng dạy tốt cho đội ngũ giáo viên. Đây cũng là con đường khơng chính thức để kiểm sốt, điều chỉnh

hành vi của giáo viên và học sinh. Khơng những vậy , cịn hạn chế “tiêu cực” và “xung đột”. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy học.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Văn hóa nhà trường là một động lực vơ hình nhưng có sức mạnh kích cầu

hơn cả các biện pháp kinh tế. Để văn hóa tạo nên động lực làm việc cần khơi dậy

nhu cầu và đáp ứng nhu cầu (chính đáng) của giáo viên cũng như các thành viên khác trong nhà trường. Nhu cầu ở đây gồm có nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Hiệu trưởng tạo nên môi trường làm việc hòa đồng thân thiện, thoải mái được cống hiến, sáng tạo và được thừa nhận và tơn trọng. Từ đó, mỗi thành viên trong trường thấy được mục tiêu, ý nghĩa và bản chất cơng việc của mình.

Văn hóa nhà trường là con đường khơng chính thức kiểm sốt, điều chỉnh hành vi bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền

thống nhà trường. Từ đó, hình thành những luật lệ bất thành văn cũng như các quy tắc ứng xử trong nhà trường sẽ được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Để hạn chế xung đột và tiêu cực thì các thành viên tổ chức thống nhất về

cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Nhờ đó, tạo sự

gắn kết giữa các thành viên. Tạo ra những dư luận tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Văn hóa tạo nên động lực làm việc cần tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa

các giáo viên với học sinh và phụ huynh học sinh, giữa các cán bộ - giáo viên – nhân viên trong nhà trường. Tạo một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ lành mạnh để thúc đẩy sự sáng tạo. Khuyến khích giáo viên, học sinh nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tựu mong đợi. Khi nhà trường phải đối mặt với những vấn đề phức tạp , chính giá trị

văn hoá nhà trường là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý- đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng. Cịn người học có cảm giác tự hào, hãnh diện vì là thành viên của tổ chức nhà trường, được học tập vì những mục tiêu cao cả của nhà trường.

Văn hóa nhà trường là con đường khơng chính thức kiểm sốt, điều chỉnh hành vi cần sự “gương mẫu” của hiệu trưởng trong từng hành động. Triết lý giáo

dục của hiệu trưởng ảnh hưởng đến văn hóa nhà trường. Và hiệu trưởng có vai trị quyết định trong việc hình thành các chuẩn mực, niềm tin, tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của trường, xác định các đặc trưng và chia sẻ tầm nhìn.

Để hạn chế xung đột và tiêu cực mỗi nhà trường cần có bộ quy tắc ứng xử

khơng thành văn bản mà mỗi thành viên luôn tự giác thực hiện theo. Khi có xung đột hoặc những biểu hiện tiêu cực như: mâu thuẫn nội bộ, không thỏa mãn chi trả lương 2 buổi/ ngày … thì văn hóa nhà trường là hành lang pháp lý phù hợp

để khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ chỉnh thể của nhà trường.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải chú ý đến nhu cầu của cán bộ, giáo viên và học sinh. Xác lập cơ chế đánh giá, thi đua khen trưởng. Phong cách lãnh đọa dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phân công trách nhiệm tường minh. Biết lắng nghe sẽ nuôi dưỡng bầu khơng khí thân thiện, tin cậy, tôn trọng trong nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)