1.5. Quản lý dạy học tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.5.5. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học
Theo Nghị quyết 14 ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị về Cải cách giáo dục đã chỉ rõ : “Cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục của trường học là những điều kiện vật chất cần thiết giúp học sinh nắm vững kiến thức, tiến hành lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, hoạt động văn nghệ và rèn luyện thân thể… bảo đảm thực hiện tốt phương pháp giáo dục và đào tạo mới”. Quản lý sơ sở vật chất phục vụ dạy học chính là quản lý trường sở, quản lý trang thiết bị trường học, quản lý sách và tài liệu tham khảo.
1.5.5.1. Trường sở
Trường sở là nơi tiến hành dạy học và giáo dục, đó là những tịa nhà, sân chơi, vườn trường… và quang cảnh tự nhiên bao quanh trường. Theo nghĩa bao quát hơn thì trường sở thống nhất hữu cơ với hồn cảnh, nó bao gồm: thiên nhiên, lao động và hoạt động xã hội của những người xung quanh. [28]
Để quản lý trường sở Hiệu trưởng cần chú ý:
+ Có kế hoạch xây dựng, cải tạo trường sở ngắn hạn – trung hạn – dài hạn. Có mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn để hoàn thiện trường sở phục vụ công tác giảng dạy.
+ Hiệu trưởng cần thực hiện kế hoạch theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”: huy động kinh phí từ nhà nước, nguồn lực vật chất được huy động từ các lực lượng xã hội.
+ Việc xây dựng trường sở phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền sở tại, cơ quan chủ quản trong đó người Hiệu trưởng đóng vai trị tham mưu tích cực.
+ Phải nắm được quy hoạch ranh giới nhà trường quản lý, hệ thống các phòng học, phịng chức năng đảm bảo tính đồng bộ, khoa học, sư phạm.
+ Kiểm kê định kì, sổ quản lý tài sản, định giá tài sản sau kiểm kê. Giáo trách nhiệm cho cá nhân , tập thể, giáo viên – học sinh.
+ Xây dựng bộ nội quy, quy định sử dụng lớp học, phòng chuyên biệt, phòng đa năng.
1.5.5.2. Trang thiết bị trường học.
Theo tác giả Phạm Văn Thuần thiết bị giáo dục “bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy, thiết bị phịng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc – họa và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống. Nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”. [28]
Hiệu trưởng quản lý thiết bị giáo dục cần:
+ Lập kế hoạch mua sắm, trang bị, tiếp nhận, phân phối thiết bị giáo dục theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Phù hợp với chương trình giáo dục hiện hành.
+ Phân cơng, phân nhiệm cụ thể, tường minh, bố trí người phụ trách cơng tác thiết bị giáo dục theo đúng Quyết định 243 –CP ngày 28/6/1979.
+ Tổ chức phòng trào tự làm thiết bị giáo dục. Chú ý thiết bị giáo dục tự làm phải đảm bảo tính khoa học, sư phạm, thẩm mĩ và kinh tế.
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá giáo viên sử dụng và bảo quản thiết bị giáo dục dựa vào kế hoạch cá nhân, sổ mượn thiết bị và thực tế các giờ dạy trên lớp.
+ Hằng năm phải tiến hành kiểm kê thiết bị giáo dục theo đúng quy định của Nhà nước.
1.5.5.3. Thư viện
Thư viện trường học là một trong những yếu tố cơ sở vật chất quan trọng của nhà trường, là phương tiện không thể thiếu để phục vụ việc dạy và học. Lê – nin đã chỉ rõ: “Sự nghiệp thư viện là bộ phận quan trọng của cách mạng văn hóa và tất các các lĩnh vực kinh tế quốc dân”.
Hiệu trưởng quán triệt tầm quan trọng của việc xây dựng thư viện trường học qua việc nghiên cứu nắm vững các văn bản pháp quy chỉ đạo của nhà nước, đồng thời phổ biến truyền đạt cho mọi thành viên nhà trường nhận thức rõ của thư viện trường học. Quy trình quản lý thư viện:
+ Về nhân sự: Phân cơng, bố trí, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm cho cán bộ phụ trách thư viện.
+ Về phương tiện cơ sở vật chất: Địa điểm ở nơi thuận tiện trong trường với diện tích thích hợp, phịng đọc và cho mượn hợp lý.
+ Về kế hoạch bổ sung sách: Tuân thủ ba nguyên tắc: Tính Đảng; Tính kế hoạch: Tính phù hợp.
+ Nhiều hình thức bổ xung.
+ Vận dụng linh hoạt các nguồn kinh phí và nguồn bổ xung. + Thiết lập chế độ kiểm tra, kiểm kê và bảo quản.