yêu cầu đổi mới giáo dục
1.6.1. Các yếu tố thuộc về người quản lý (hiệu trưởng)
+ Năng lực quản lý và nghệ thuật quản lý của người hiệu trưởng. Người hiệu trưởng cùng một lúc đội nhiều loại mũ khác nhau, vừa là nhà chuyên môn giỏi vừa là nhà quản lý giáo dục giỏi, vừa đóng vai trị là một "thủ trưởng", vừa đóng vai trị là một "thủ lĩnh". Vì thế hiệu quả quản lý HĐDH của hiệu trưởng trong một nhà trường phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý và nghệ thuật quản lý của người đứng đầu cơ quan.
+ Biện pháp quản lý của người hiệu trưởng Hiệu trưởng giỏi là người biết chèo lái con thuyền nhà trường đi đúng hướng và đi bằng con đường ngắn nhất. Hiệu trưởng giỏi trong quản lý và nghệ thuật quản lý linh hoạt sẽ biết đề ra các biện pháp quản lý hiệu quả, giúp cho các tác động quản lý phát huy
được các nguồn lực giáo dục và đảm bảo các HĐDH đạt được mục tiêu. Biện pháp quản lý chính là yếu tố then chốt quyết định đến hướng đi và hiệu quả dạy học của nhà trường. Bởi một nhà trường dù có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chuyên môn, đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học hiện đại nhưng hiệu quả giáo dục vẫn có thể khơng cao nếu như biện pháp quản lý của người hiệu trưởng không phù hợp, không đúng hướng, khơng thực tế và đặc biệt là khơng kích thích được động lực làm việc, cống hiến của người giáo viên trong công tác giáo dục học sinh.
1.6.2. Các yếu tố thuộc về người giáo viên tiểu học, học sinh tiểu học 1.6.2.1. Các yếu tố thuộc về người giáo viên tiểu học 1.6.2.1. Các yếu tố thuộc về người giáo viên tiểu học
Để thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học thì cần có nhiều yếu tố nhưng trước hết là đội ngũ giáo viên. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII chỉ rõ “giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Chất lượng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt, quyết định tới chất lượng của một cơ sở giáo dục. Chính vì vậy, nâng cao bộ máy tổ chức, năng lực đội ngũ là một nhiệm vụ trọng tâm, khơng thể thiếu nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý hoạt động dạy và học. Nó là nguồn nhân lực tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động dạy học và quản lý dạy học.
1.6.2.2. Các yếu tố thuộc về học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học là thường những trẻ tuổi từ 6 -11, 12 tuổi. Đây là lứa tuổi lần đầu tiên đến trường - trở thành học sinh và có hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Là hoạt động đầu tiên xuất hiện với tư cách là chính nó. Cùng với cuộc sống nhà trường , hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều mà trước đây trẻ chưa bao giờ được hoặc không thể tiếp cận được. Vì vậy, khơng tránh khỏi những “khó khăn” khi bản thân là chủ thể hoạt động này. Trẻ không những phải tự lập lấy vị trí của mình trong mơi trường mới mà cịn phải thích ứng với những bó buộc khơng thể tránh khỏi được và chấp nhận việc một người lớn ngồi gia đình (thầy, cơ giáo). Trẻ chẳng những phải ý thức, thái độ và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình đặc biệt là nhiệm vụ học tập.
1.6.3. Các yếu tố thuộc về cơ chế, môi trường dạy học
Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học là những chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước, các chỉ thị, hướng dẫn giảng dạy của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT, … có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học giúp các trường duy trì được kỷ cương dạy học, có tác động rất lớn đến suy nghĩ và thể hiện trong hành động của giáo viên, học sinh, … giúp giáo viên và học sinh thực hiện đúng những yêu cầu của cấp trên đề ra. Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học là cơ sở pháp lý để xác định mục đích, nội dung, chương trình, kế hoạch, sắp xếp tổ chức, xây dựng cơ chế quản lý và điều
hành nhân sự dạy học.
Một số yêu cầu của quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học ở các trường hiện nay.
+ Khơng được trái với luật, với chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương.
+ Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, chính xác, khoa học, … và phải được cập nhật thường xuyên.
+ Hình thức tuyên truyền phù hợp với giáo viên, học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh, …
+ Nâng cao hiệu lực của quy chế Giáo dục & Đào tạo và coi đó là một nhiệm vụ chính trị của cá nhân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở phân tích các tài liệu lý luận liên quan, luận vắn xác định được các vấn đề lý luận cơ bản sau:
Quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch của người hiệu trưởng đến các hoạt động của người giáo viên nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
Quản lý hoạt động dạy học tiểu học bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức hoạt động dạy học, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của người giáo viên,
Quản lý hoạt động dạy học tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bao gồm:
- Lập kế hoạch dạy học.
- Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp.
- Chỉ đạo, điều khiển hoạt động giảng dạy của giáo viên. - Kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới:
- Các yếu tố thuộc về hiệu trưởng.
- Các yếu tố thuộc về giáo viên tiểu học và học sinh tiểu học. - Các yếu tố thuộc về cơ chế và môi trường dạy học.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG ANH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.1.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng cơ sở thực tiễn để đề xuất các
biện pháp quản lý dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội của Hiệu trưởng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, điều tra khảo sát các vấn đề sau đây:
+ Điều tra, khảo sát về hoạt động dạy học của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội.
+ Điều tra, khảo sát về quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội.
+ Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và yếu tố ảnh hưởng của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học cua hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
+ Chủ yếu sử dụng các phương pháp điều tra (trong đó dung phiếu điều tra
là cơ bản). Đề tài đã sử dụng các mẫu phiếu sau (phụ lục 1)
Mẫu 1: Điều tra về hoạt đông dạy học ở trường tiểu học huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội, có nội dung sau:
+ Nhận thức về vai trò của hoạt động dạy học trong trường tiểu học. + Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học.
+ Đánh giá những khó khăn, thuận lợi khi tổ chức các hoạt động dạy học ở trường tiểu học.
Mẫu 2: Điều tra về công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội, với nội dung cơ bản sau:
+ Đánh giá vai trò quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học.
+ Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học.
+ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học.
+ Đánh giá về những thành công và hạn chế của hiêu trưởng khi thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học hiện nay.
Mẫu 3: Trưng cầu ý kiến dành cho chuyên viên PGD&ĐT và hiệu trưởng các trường tiểu học.
+ Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện. + Phương pháp quan sát thực tiễn.
+ Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
+ Sử dụng các cơng thức tốn thống kế như: Trung bỉnh cộng, … để xử lý số liệu sau khi thu được kết quả khảo sát, điều tra và rút ra nhận xét khoa học cho đề tài.
Tốt : 3 điểm
Bình thường : 2 điểm Chưa tốt : 1 điểm
Điểm trung bình: X điểm ( 1 ≤ X ≤ 3)
Sử dụng cơng thức tính điểm trung bình:
k i i i n X K X n X : Điểm trung bình Xi : Điểm ở mức độ i
Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n : Số người tham gia đánh giá
2.1.4. Khách thể khảo sát thực trạng
Tổng số 175 giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong đó có 19 cán bộ quản lý (gồm cán bộ PGD&ĐT, Hiệu trưởng trường tiểu học).
2.2. Vài nét về giáo dục tiểu học ở huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội
2.2.1. Thành tựu giáo dục huyện Đông Anh
Trong những năm gần đây, công tác giáo dục đào tạo không ngừng được mở rộng và nâng cao chất lượng cả diện đại trà và mũi nhọn thông qua việc chuẩn bị tốt cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, phát triển đa dạng các loại hình đào tạo. Các trường chuyên nghiệp; các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề, các trường bán công, dân lập … được thành lập và hoạt động có hiệu quả, góp phần đẩy nhanh q trình xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao kiến thức cho mọi đối tượng xã hội. Tình đến năm 2009 tồn huyện có 93 trường, trong đó có 27 trường Mầm non, 28 trường tiểu học, 1 trường chuyên biệt; 25 trường THCS, 1TTGDTX; 8 trường THPT (4 trường dân lập), 3 trường dạy nghề với trên 4000 cán bộ giáo viên, nhân viên và trên 10 000 học sinh. 95 % số trường lớp đã được kiên cố hóa, hiện đại hóa; 23 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% số trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lý. Hằng năm, có trên 75 % số trường đạt danh hiệu tiên tiến, 10 % đạt các danh hiệu thi đua cao; được nhận bằng khen của UBND thành phố; Bộ GD&ĐT; Thủ tướng Chính phủ và Huân chương lao động các hạng.
2.2.2. Mạng lưới trường lớp
Hiện nay, các trường tiểu học được phân bố đồng đều 1 xã tương ứng với 1 trường, một số địa bàn rộng thì có 2 trường tiểu học như khu vực thị trấn. Hầu hết các trường đều được “Tầng hóa” khơng cịn lớp học cấp 4. Như vậy có 24 xã và thị trấn có 28 trường tiểu học và 1 trường tiểu học chuyên
biệt.
2.2.3. Đội ngũ giáo viên, học sinh 2.2.3.1. Đội ngũ giáo viên 2.2.3.1. Đội ngũ giáo viên
Trong những năm qua số lượng và chất lượng cán bộ, giáo viên trường tiểu học trên địa bàn huyện đã từng bước được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu đào tạo của Thủ đô và đất nước. Số lượng cán bộ và giáo viên được chuẩn hóa 93,7% khơng có giáo viên yếu kém về chuyên môn và đạo đức.
Năm học 2013 – 2014 tồn huyện Đơng Anh có 682 giáo viên biên chế và khoảng 65 giáo viên hợp đồng. Để đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đông Anh hiện nay tác giả quan tâm: độ tuổi, trình độ đào tạo.
Bảng 2.1. Thực trạng về độ tuổi của đội ngũ giáo viên tiểu học Năm Năm
2013
Dưới 30 tuổi 30 đến 40 tuổi
40 đễn 50 tuổi Trên 50 tuổi
Số lượng 107 210 168 97
Tỷ lệ % 14,9 48,1 23,5 13,5
(Nguồn: Phịng GD&ĐT Huyện Đơng Anh)
Nhận xét
Căn cứ vào số liệu bảng 2.1. nhận thấy giáo viên có độ tuổi 30- 40 nhiều nhất đây là độ tuổi đang vào “độ chín” của nghề nên rất thuận lợi cho thực hiện
những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Bởi ở lứa tuổi này sẽ có nhiều thuận lợi trong việc phát huy năng lực, sở trường lại nhiệt tình. Nhưng cũng gặp những khó khăn nhất định như: chăm ni con nhỏ,
…Số lượng giáo viên ở độ tuổi trên 50 là ít nhất (13,5 %)
Bảng 2.2. Thực trạng về trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học
Năm 2013 Chuẩn và trên chuẩn Dưới chuẩn
THSP CĐSP ĐHSP SAU ĐH Loại hình khác
Số lượng 10 270 400 2 0
Tỷ lệ 1,4 37,8 60,6 0,28 0
Tổng % 100 0
(Nguồn: Phịng GD&ĐT Huyện Đơng Anh)
Nhận xét:
Về trình độ đào tạo hiện nay giáo viên tiểu học huyện Đông Anh đã đạt chuẩn 100%, trong đó trình độ đại học là nhiều nhất (60,6 %), trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ 37,8%, trung học sư phạm có 1,4 % và sau đại học 0,28%. Đây là thuận lợi của giáo dục tiểu học huyện Đông Anh. Tuy vậy, lao động sư phạm là loại lao động đặc thù trình độ đào tạo là hành trang vào nghề đầu tiên, ngoài ra
cần có kĩ năng sư phạm, phương pháp sư phạm cũng như nghiệp vụ sư phạm mới đủ điều kiện để đạm lại những giờ học đạt hiệu quả.
2.2.3.2. Số lượng học sinh
Có 28 trường tiểu học với 742 lớp và 30 689 học sinh – so với năm học trước tăng 21 lớp với 2075 học sinh - .
Trường Chuyên biệt Bình Minh có 09 lớp với 109 học sinh (tăng 08 học sinh so với năm học trước).
(Nguồn: Phịng GD&ĐT Huyện Đơng Anh)
2.2.4. Thành tích đạt được của giáo dục tiểu học năm học 2013 - 2014
Năm học 2013 -2014 là năm học thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” giáo dục tiểu học
đạt thành tựu:
+ Tiếp tục chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Quan tâm thường xuyên và thực hiện có hiệu quả dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ; giáo dục kĩ năng
sống… trong các mơn học và hoạt động ngồi giờ lên lớp.
+ 100 % các trường tập trung thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc ứng dụng công nghê thộng tin trong q trình giảng dạy ln được nhà trường quan tâm và áp dụng có hiệu quả. Ưu tiên và tạo mọi điều kiện dạy học tốt nhất cho học sinh lớp 1 nhằm tạo “nền” cho việc nâng cao chất lượng
giáo dục. Quan tâm giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập, tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em khuyết tật, trẻ tự kỉ.
+ Tổ chức và tham gia tốt các Hội thi, kì thi cho học sinh.
- Hội thi viết chữ đẹp cấp huyện có 280 học sinh dự thi đạt 158 giải trong đó có 9 giải nhất, 39 giải nhì, 56 giải ba và 54 giải khuyến khích.
- Cuộc thi giải tốn qua Internet với 349 học sinh dự thi cấp huyện đạt 190 giải trong đó 8 giải nhất, 49 giải nhì, 58 giải ba và 75 giải khuyến khích. Cấp
thành phố có 50 học sinh tham gia đạt 21 giải trong đó 1 giải nhất, 3 giải nhì, 5 giải ba và 12 giải khuyến khích.
- Thi Olympic Tiếng Anh trên Internet cấp thành phố đạt 1 giải khuyến khích.
- Thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện với 98 học sinh dự thi đạt 51