Tiêu chuẩn nuôi trồng doanh nghiệp đang áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xuất khẩu bền vững cá tra đồng bằng sông cửu long , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 73)

Tiêu chuẩn Tần suất Tỷ lệ (%)

Có áp dụng tiêu chuẩn nuôi trồng 35 83.3

Trong đó: Global GAP 33 94.3

BAP 2 5.7

SQF 1000CM 4 11.4

ASC 8 22.9

Không áp dụng 7 16.7

Tổng cộng 42 100

Việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn chất lượng vào nuôi cá tra thương phẩm mang lại những hiệu quả nhất định cho cả doanh nghiệp, người nuôi lẫn ngành cá tra

nói chung. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều các tiêu chuẩn, chứng chỉ, chứng nhận... thực ra chỉ là những tài liệu hướng dẫn của một số tổ chức phi chính phủ, khơng có giá trị pháp lý đối với người tiêu dùng trên thế giới. Việc chạy theo các chứng chỉ, chứng nhận này khiến doanh nghiệp, tương lai là hộ nuôi sẽ gánh chịu thêm nhiều khoảng chi phí khổng lồ.

Tóm lại, thực trạng nuôi cá tra thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế và thiếu bền vững:

- Công tác quy hoạch triển khai chưa đồng bộ, thiếu sự liên kết với đầu ra của

sản phẩm để cung ứng nguyên liệu ổn định và phát triển bền vững.

- Việc phát triển quá nhanh của nghề nuôi cá tra mà khơng có sự kiểm sốt, bng lỏng trong vấn đề quản lý môi trường đã dẫn đến tình trạng ơ nhiễm môi

trường nước, là nguyên nhân làm giảm chất lượng cá tra thương phẩm và tăng chi phí ni, bộc lộ yếu tố phát triển không bền vững.

- Chất lượng con giống, cá bố mẹ chưa được kiểm soát chặt chẽ, ảnh hưởng đến chất lượng cá thịt và năng suất nuôi.

- Công tác kiểm soát việc sử dụng thuốc và hóa chất bị bỏ dỡ, hoạt động

khuyến ngư chưa được đầu tư.

Những hạn chế trong khâu nuôi trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá cả nguyên liệu chế biến xuất khẩu, sự bất cân xứng và bất ổn trong cung cầu

nguyên liêu cá tra.

2.2.1.2. Ngữ cảnh của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra.

2.2.1.2.1. Thực trạng chế biến cá tra xuất khẩu.

Có thể nói rằng hiếm có ngành sản xuất nào trong nước đạt tốc độ tăng đầu tư

nhanh như chế biến cá tra. Từ 15 nhà máy với công suất 77,880 tấn/năm vào năm 2000, đến năm 2007 là 64 nhà máy, công suất đạt 682,300 tấn sản phẩm mỗi năm. Đến nay, toàn vùng ĐBSCL có 104 nhà máy chế biến cá tra với công suất lên đến 1.5 triệu tấn thành phẩm/năm. Đa số những nhà máy chế biến này được đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến cho phép tự động hóa nhiều cơng đoạn trong

quy trình chế biến như: phi lê tự động, máy lạng da, hệ thống cấp đông IQF nhập khẩu từ Đức/Nhật Bản, máy dò kim loại, máy hút chân khơng, máy đóng gói, thiết bị kiểm

tra vi sinh và dư lượng kháng sinh, hệ thống xử lý để xử lý nước và nước thải. Hầu hết các doanh nghiệp đã áp dụng HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) và được cấp chứng nhận, cấp code xuất đi thị trường EU. Trong 65 doanh

nghiệp được khảo sát, có đến 64 doanh nghiệp đã có chứng nhận HACCP, 63 doanh nghiệp đã có code xuất khẩu đi thị trường EU. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng yêu cầu

của một số thị trường, nhiều nhà máy còn áp dụng những tiêu chuẩn khác trong chế biến cá tra xuất khẩu như: IFS, BRC, HALAL, ISO, SQF, SA8000... (xem nội dung các tiêu chuẩn này tại phụ lục 7)

Ngoài những kết quả đạt được, hoạt động chế biến xuất khẩu cá tra vẫn cịn một số hạn chế, đó là:

Sự mất cân đối giữa năng lực sản xuất chế biến và khả năng cung ứng nguyên liệu. Theo lý thuyết, khoảng 2.0kg cá nguyên liệu cho ra 1kg cá phi lê thành phẩm (tính chung cho phi lê chỉnh hình hồn tồn và phi lê khơng chỉnh hình) thì sản lượng cá nguyên liệu ở ĐBSCL năm 2011 phải đạt 3.0 triệu tấn mới đủ cho các nhà máy chế biến, nhưng thực tế thì thấp hơn nhiều (chỉ đạt xấp xỉ 1.2 triệu tấn), đồng nghĩa với các nhà máy chạy không hết công suất (chỉ khoảng 40% công suất thiết kế). Tuy nhiên, nhu cầu nguyên liệu đáp ứng cho chế biến còn phụ thuộc vào đầu ra của sản phẩm.

Nếu doanh nghiệp khơng có đầu ra, khơng có hợp đồng xuất khẩu thì cũng khơng có

nhu cầu về nguyên liệu đầu vào.

Theo kết quả khảo sát thực tế, có 64.6% doanh nghiệp khảo sát tự chủ được

39.8% nhu cầu nguyên liệu sản xuất. Các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do nguyên liệu không ổn định (bảng 2.16). Thiếu nguyên liệu cho sản xuất làm cho doanh nghiệp không thể đáp ứng đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa nhà máy cho khơng có ngun liệu sản xuất trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xuất khẩu bền vững cá tra đồng bằng sông cửu long , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)