2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG
2.2.2.4 Môi trường pháp lý quốc tế
Hoạt động xuất khẩu cá tra trong thời gian qua đã vấp phải nhiều rào cản kỹ
thuật cũng như rào cản thương mại từ các thị trường khác nhau, đặc biệt là những thị trường khó tính, chẳng hạn như:
Ngày càng nhiều rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại của thị trường nhập khẩu đối với cá tra ĐBSCL nhằm bảo hộ sản xuất nội địa: Hiện nay, doanh nghiệp
thủy sản muốn được xuất khẩu vào Mỹ thì điều bắt buộc đầu tiên là phải có HACCP. Đây là tiêu chuẩn bắt buộc mà Mỹ quy định cho bất kỳ sản phẩm thực phẩm nào nhập
khẩu vào nước họ. Thế nhưng, điều này khơng có nghĩa là với tiêu chuẩn trên thì được nhập khẩu vào các nước Liên minh Châu Âu (EU). Các doanh nghiệp phải được EU
phê chuẩn hội đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU và được cấp code (mã) mới có thể xuất khẩu cá tra sang thị trường này; và một tiêu chí theo kiểu “luật bất thành văn” để được dễ dàng chấp nhập tại các siêu thị, hệ thống bán lẻ tại đây, đó là
doanh nghiệp phải có chứng nhận BRC thì cá tra mới có thể xuất hiện trên thị trường bán lẻ châu Âu, Trung Đông.... Thị trường các quốc gia Hồi giáo và các nước có người Hồi giáo yêu cầu chứng nhận HALAL. FDA bắt buộc các nhà xuất khẩu phải đăng ký với cơ quan này để được cấp mã số cho phép xuất khẩu vào thị trường này. Các tiêu
chuẩn này mang tính luật và bắt buộc tất cả đều phải tuân thủ nếu muốn đưa hàng ra thế giới.
Các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ đang có chiều hướng gia
tăng, cá tra đang phải tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá tại thị trường này.
Việc hàng loạt quốc gia dựng hàng rào kỹ thuật bằng các tiêu chuẩn chất lượng hay áp thuế cao không đáng ngại bằng cách sử dụng thói quen và chuẩn mực tiêu dùng của các nước phát triển như sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm phát triển bền vững... để ngăn chặn cá tra Việt Nam, đây là vấn đề được giới truyền thông
tại các nước triệt để khai thác để bôi nhọ sản phẩm cá tra Việt Nam thời gian qua. Và
để đáp ứng những xu hướng tiêu dùng này, những tiêu chuẩn ni an tồn được đưa
vào áp dụng trong quy trình ni cá tra ĐBSCL như SQF 1000CM, SQF 2000CM, Global GAP, BAP, VietGAP, ASC... mà chi phí cho việc áp dụng những tiêu chuẩn này, cũng như việc đăng ký kiểm tra cấp giấy chứng nhận là khơng nhỏ. Những
chương trình chứng nhận thủy sản ni trồng này được các tổ chức phi chính phủ đưa ra. Những giấy chứng nhận này như một giấy thông hành thỏa mãn những yêu cầu của người tiêu dùng nhưng thực chất để bảo hộ cho nghề ni cá của nước họ.
Thủ tục hành chính phức tạp: xuất khẩu thủy sản nói chung và cá tra nói riêng
vào thị trường Hoa Kỳ phải tuân thủ theo quy trình nhập khẩu chặt chẽ và phức tạp của FDA đưa ra (Phụ lục 11). Các nhà xuất khẩu muốn xuất hàng sang Hoa Kỳ phải gửi
hàng mẫu tới FDA để kiểm tra xem liệu sản phẩm đó có đáp ứng các tiêu chuẩn theo
quy định hay không. Các sản phẩm không tuân theo các quy định của FDA sẽ không được nhập cảng, bị tạm giữ và huỷ nếu sản phẩm đó khơng được tái xuất. Theo đạo
luật chống khủng bố sinh học của Hoa Kỳ ngày 12/6/2002, các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc bảo quản thực phẩm dành cho người và động vật ở Hoa Kỳ sử
dụng phải đăng ký với FDA. Việc bắt buộc phải thông báo trước thơng tin lơ hàng gây khó khăn cho cả nhà nhập khẩu lẫn xuất khẩu. FDA chỉ cho phép sửa đổi thông báo lô hàng một lần và không được thay đổi cảng đến ngay cả khi xảy ra ách tắc về vận tải. Do một số lô hàng thủy sản có xuất xứ từ Việt Nam vi phạm quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm của Australia, nên Cơ quan Kiểm dịch Australia (AQIS) sẽ thực hiện lệnh kiểm tra 100% lô hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu cho tới khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của nước này từ ngày 25/01/2011.
Yêu cầu về dán nhãn: các sản phẩm nhập khẩu được bán tại thị trường EU phải
được kèm theo các thông tin sau: nước sản xuất, tên khoa học và tên thương mại của
sản phẩm, phương thức trình bày, thể loại kích thước, trọng lượng sản phẩm chứa trong bao bì, ngày phân loại, ngày gửi, tên và địa chỉ của người gửi hàng.
Để thâm nhập hiệu quả hơn vào các thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu cá tra,
các doanh nghiệp phải nắm vững yêu cầu của từng thị trường mục tiêu để vượt qua các rào cản về chất lượng, an tồn thực phẩm, thân thiện mơi trường, truy xuất nguồn gốc, nhãn mác...
Qua phân tích các yếu tố mơi trường quốc tế tác động đến tính bền vững của
hoạt động xuất khẩu cá tra, có thể thấy những mặt tích cực:
- Nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung và thủy sản nuôi trồng nói riêng trên thế giới tiếp tục tăng cao, là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cá tra.
- Là thành viên của WTO, môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch và bình đẳng hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
- Các quan hệ chính trị và hợp tác quốc tế của Chính phủ đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức mới:
- Thị trường ngày càng có yêu cầu cao hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng, sản phẩm nuôi trồng bền vững và thân thiện với môi trường.
- Các biện pháp bảo hộ của các nước nhập khẩu đang có xu hướng gia
tăng, các tranh chấp của cá tra trên thị trường thế giới ngày càng nhiều.
- Sự cạnh tranh từ các quốc gia như Philippin, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan trong cung cấp cá tra, cá da trơn trên thế giới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua đánh giá tính bền vững của hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL từ năm 1998
đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cá tra đã có những bước tiến đầy ấn tượng. Năm
1998, kim ngạch xuất khẩu cá tra-basa chỉ đạt 1.66 triệu USD, năm 2008 cá tra gia
số này là 1.8 tỷ USD. Cá tra là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,
đóng góp ngày càng nhiều vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung và kim ngạch
xuất khẩu thủy sản nói riêng. Thị trường xuất khẩu của cá tra cũng được mở rộng hơn, cá tra được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, cá tra đã có mặt trên 142 thị trường của cả 5 châu lục. Ngành xuất khẩu cá tra đã giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động địa phương, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu cá tra thời gian qua đã bộ lộ nhiều vấn đề
thiếu bền vững, cụ thể:
- Tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng không ổn định.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu thiên về sản phẩm thô, những sản phẩm giá trị gia tăng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
- Sản phẩm xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng nước ngoài về tính bền vững, sự thân thiện với môi trường..., đặc biệt tại các
quốc gia phát triển. Tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường này có xu hướng giảm trong thời gian qua.
- Sản phẩm cá tra ĐBSCL liên tục bị kiện bán phá giá, bị bôi nhọ trên thị trường quốc tế.
- Lao động hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu cá tra ĐBSCL thời gian qua thường xuyên bị mất việc làm, giảm thu nhập do nhiều nhà máy đóng cửa
hoặc hoạt động cầm chừng, người nuôi treo ao.
- Sự phân chia lợi ích trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL khơng công bằng và chưa hợp lý.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường nước sẽ ngày một nghiêm trọng hơn nếu khơng có các giải pháp kiểm sốt.
Những dấu hiệu không bền vững của hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL thời
gian qua do nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể nhất là:
Một là, hoạt động ni cá tra thương phẩm chưa tuân theo quy hoạch, mang tính tự phát, manh mún và chưa tính đến lợi ích lâu dài, chủ yếu là do: chưa rà soát,
điều chỉnh các quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết vùng nuôi cá tra; chưa có sự
kiểm sốt chặt chẽ hoạt động đào ao thả cá; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất con giống, vùng nuôi nguyên liệu, hoạt động chế biến với thị trường xuất khẩu.
Hai là, tính liên kết trong chuỗi cung ứng cá tra cịn rất lỏng lẻo và chưa có chiến lược lâu dài, do các chủ thể trong chuỗi chưa thiết lập được cơ chế chia sẻ lợi
ích và rủi ro trên nguyên tắc đồng thuận.
Ba là, chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu chưa ổn định, do năng lực cung
ứng và chất lượng con giống còn hạn chế; công tác quản lý, lưu thông thức ăn, thuốc
và hóa chất chưa hiệu quả; sản phẩm xuất khẩu đơn điệu, tỷ lệ sản phẩm giá trị gia
tăng chưa cao, chưa tiếp cận được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Bốn là, công tác quản lý, điều hành kiểm tra, giám sát nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu của các cơ quan có thẩm quyền cịn nhiều bất cập, lỏng lẻo, chưa có biện pháp chế tài cụ thể.
Năm là, chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu và đầu
tư cho hoạt động này còn hạn chế, chưa xây dựng được thương hiệu chung cho cá
tra, khả năng xâm nhập thị trường nước ngoài mới chỉ dừng ở đầu vào, chưa tham gia
vào kênh phân phối, công tác marketing mới chỉ chú trọng vào các nhà nhập khẩu, nhà phân phối, chưa đầu tư vào việc giới thiệu sản phẩm cá tra đến người tiêu dùng nước ngoài.
Sáu là, các ngành và dịch vụ hỗ trợ chưa góp phần thúc đẩy đáng kể hoạt động xuất khẩu cá tra, đặc biệt là lĩnh vực vốn – tín dụng, người nơng dân và doanh
nghiệp chế biến khó tiếp cận nguồn vốn.
Bảy là, có quá nhiều các tiêu chuẩn về nuôi trồng và chế biến mà các doanh
nghiệp và người nuôi chạy theo áp dụng và thực hiện làm tăng chi phí đầu tư mà hiệu quả mang lại không rõ ràng.
Những nguyên nhân trên khiến cho hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL thời
gian qua phát triển không bền vững, cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Cần phải xây dựng các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này một cách bền
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.