3.2. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA
3.2.3.1 Nâng cao chất lượng cá tra giống
Nội dung giải pháp:
Nâng cao chất lượng đàn giống bố mẹ, hoàn thiện kỹ thuật sinh sản, kỹ thuật ương ni, cơng tác vận chuyển cá giống.
Hồn thiện cơ chế quản lý nhà nước về sản xuất kinh doanh cá tra giống, gắn quy hoạch vùng sản xuất với xây dựng thương hiệu cá tra giống; xây dựng các mơ hình liên kết giữa nhà sản xuất giống với nhà khoa học để ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết giữa sản xuất giống với nuôi thương phẩm nhằm ổn định cung cầu.
Nhà nước cần hỗ trợ phát triển các trung tâm giống thủy sản cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh. Triển khai các lớp tập huấn tại các vùng ương giống, tập trung vào vấn
đề cơ sở lý thuyết giới thiệu đặc điểm sinh học các giai đoạn phát triển của cá tra và kỹ
Đối với trại sinh sản nhân tạo cá bột bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh, phải
theo quy hoạch. Cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp và thoát nước, xử lý nước thải phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và điều kiện vệ sinh thú y thuỷ sản, có hồ sơ theo dõi q trình
sản xuất. Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc áp dụng, sử dụng đàn giống bố mẹ
phải có nguồn gốc, số lần cho đẻ không vượt quá 2 lần, phải tuân thủ theo quy chuẩn là cá tra cỡ tuổi nào mới được đem vào sản xuất, có hồ sơ lý lịch rõ ràng để khi sản
xuất đảm bảo cá tra giống khơng bị suy thối và đồng huyết. Thực hiện công bố chất lượng của cơ sở.
Đối với cơ sở ương giống cũng bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh, phải theo
quy hoạch, có nguồn nước sạch và chủ động. Ao ương, phương tiện vận chuyển, lưu giữ của cơ sở phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và điều kiện vệ sinh thú y thuỷ sản. Cỡ
giống phải đảm bảo tiêu chuẩn, phải thực hiện công bố chất lượng giống của cơ sở.
Trước khi lưu thông giống phải được kiểm dịch, dán nhãn mác hàng hóa.
Tăng cường kiểm tra năng lực cung ứng và chất lượng con giống của các trại, cơ sở trên địa bàn toàn vùng, đặc biệt những trại nhỏ ở địa phương, quản lý sản lượng con giống để tránh tình trạng thiếu hụt hay dư thừa con giống cục bộ trên phạm vi
rộng. Đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất giống cá tra, công bố các cơ sở sản xuất giống đạt tiêu chuẩn và không đạt tiêu chuẩn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều kiện thực hiện giải pháp: Các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, các
Trung tâm giống thủy sản quốc gia chuyển giao công nghệ; các trại sản xuất cá bột, các cơ sở ương giống trực tiếp tham gia giải pháp này.
Lợi ích dự kiến đạt được: Cung ứng cá tra giống sạch bệnh, có chất lượng tốt,
giúp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế nuôi cá tra thương phẩm.
3.2.3.2. Xây dựng và phát triển vùng ni an tồn, sạch bệnh.
Nội dung giải pháp:
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn là mục tiêu mà cả
cộng đồng nhân loại đang hướng tới. Để đáp ứng xu hướng này, việc xây dựng và phát triển các vùng ni an tồn, sạch bệnh là rất cần thiết. Ni cá tra an tồn là q trình ni cá tra có áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm ni, an tồn về dịch bệnh cho cá nuôi, thân thiện với môi trường và đảm bảo có hiệu quả kinh tế cho người ni. Hiện nay có quá nhiều các tiêu chuẩn áp dụng cho nuôi trồng thủy sản an toàn chất lượng. Việc lựa chọn một tiêu
chuẩn phổ biến để áp dụng là cần thiết trong giai đoạn đầu. Tác giả đề nghị chọn bộ
tiêu chuẩn Global GAP (Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) để áp dụng đồng bộ cho các vùng ni cá tra thương phẩm. Chính phủ có quy định bằng văn bản pháp luật bắt buộc áp dụng Global GAP cho tồn bộ các trang trại ni cá tra thương phẩm. Doanh nghiệp dựa vào năng lực của mình và thị trường mục tiêu mà áp dụng các tiêu chuẩn ni an tồn mà thị trường mục tiêu yêu cầu. VASEP và Hiệp hội Cá tra Việt Nam nên đấu tranh với các cấp thẩm quyền tại EU và các nước nhập khẩu về những quy định nếu cho là không phù hợp, chồng chéo, phi
lý...
Về lâu dài cá tra Việt Nam không thể cứ chạy theo các tiêu chuẩn của nước ngoài mãi, để xây dựng thương hiệu cá tra bền vững, các cơ quan chức năng cần xây
dựng quy trình ni cá tra riêng, bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các thông số chứng minh cá nuôi trong môi trường như vậy sẽ đảm bảo chất lượng. Có thể tham khảo công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn nước, dựa trên thiết kế và cơ chế vận hành của công nghệ này, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu ứng dụng vào ni cá tra tại ĐBSCL, từ đó xây dựng và luật hóa quy trình ni cá tra này để áp dụng cho tồn bộ vùng ni cá tra ĐBSCL.
Cơng nghệ ni thủy sản tuần hồn nước được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới, ứng dụng khả năng cử lý chất thải của vi sinh vật. Đây được xem là công nghệ
nuôi thủy sản tiên tiến hiện nay nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, tăng cường hiệu suất sử dụng nguồn nước, tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và an tồn sinh học cho hệ thống ni, giảm thiểu mầm bệnh.
Nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác khuyến ngư để khi bắt buộc áp
dụng các tiêu chuẩn Global GAP hay quy trình ni riêng của cá tra, cán bộ khuyến ngư có đủ năng lực chun mơn chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng tốt, hiệu quả cho hộ
nuôi.
Hội người nuôi cá tra và cá tổ hợp tác, hợp tác xã tổ chức các buổi giới thiệu, hướng dẫn các kỹ thuật nuôi hiệu quả: mật độ thả, lượng thức ăn, cách sử dụng thuốc,
hóa chất... để giúp hộ nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong nuôi cá tra thương
phẩm.
Điều kiện thực hiện giải pháp: Doanh nghiệp hỗ trợ người nuôi trong việc về
kết/ký hợp đồng bao tiêu. Các cơ quan thẩm quyền cần tích cực xây dựng quy trình ni riêng của cá tra, từ đó tuyên truyền để được chấp nhận trên thị trường thế giới.
Lợi ích dự kiến đạt được: Hình thành vùng ni an tồn bền vững, cung ứng
sản cá tra nguyên liệu an toàn và sạch bệnh phục vụ chế biến xuất khẩu, giảm thiểu ô nhiễm và suy thối mơi trường.
3.2.3.3. Kiểm soát và quản lý khâu lưu thông và sử dụng thức ăn nuôi
cá và các loại hóa chất, thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng.
Nội dung giải pháp:
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các loại thức ăn công nghiệp để phục
vụ nuôi cá tra thương phẩm, các loại thuốc, hóa chất.
Nhanh chóng cảnh báo cho hộ ni những tác hại hoặc ảnh hưởng có thể có để
người dân định hướng việc sử dụng, lựa chọn các loại thức ăn hay chế phẩm an toàn. Chấn chỉnh thị trường thuốc kháng sinh, hóa chất phục vụ nuôi cá tra, đảm bảo trên thị trường chỉ lưu thông những chế phẩm phải nằm trong danh mục được phép lưu hành.
Doanh nghiệp theo dõi quá trình sử dụng thức ăn, thuốc, hóa chất tại vùng nuôi thông qua ghi chép (nhật ký nuôi) của các hộ dân, tạo tiền đề cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc. Hộ nuôi, doanh nghiệp quản lý danh mục thức ăn, thuốc, hóa chất đã sử dụng, NAFIQAD và các chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện công tác kiểm tra.
Điều kiện thực hiện giải pháp: Doanh nghiệp, hộ nuôi và NAFIQAD phối hợp
thực hiện. NAFIQAD có trách nhiệm thanh kiểm tra.
Lợi ích dự kiến đạt được: thị trường thức ăn, thuốc, hóa chất được kiểm sốt
tốt giúp giảm thiểu những ao nuôi phát hiện dư lượng kháng sinh hạn chế và cấm sử dụng, tạo nguồn nguyên liệu chất lượng, an toàn.
3.2.3.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng. sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng.
Nội dung giải pháp:
Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất phụ gia tăng trọng và tỷ lệ mạ băng trước khi cấp chứng thư xuất khẩu. NAFIQAD có trách nhiệm thực hiện cơng tác này một cách minh bạch, công bằng và nghiêm khắt, tránh tình trạng sản phẩm chất lượng kém, tỷ lệ mạ băng cao hơn tỷ lệ ghi trên nhãn mác, bao bì hoặc cao hơn mức
quy định, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cá tra trên thị trường thế giới. Có biện pháp chế tài xử phạt nghiêm những doanh nghiệp cá tra vi phạm.
Xây dựng lộ trình hạn chế dần để tiến tới không sử dụng phụ gia tăng trọng đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu.
Đầu tư nghiên cứu tư công nghệ mới để phục vụ chế biến xuất khẩu, như công
nghệ gây mê cá tra nguyên liệu trước khi cắt tiết, để sản phẩm cá tra có thể thâm nhập thị trường Canada, Anh. Nâng cao hiệu quả khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm để sáng tạo sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của thị trường.
Các doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu một cách thấu đáo thị hiếu, khẩu vị,
thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng ở thị trường mục tiêu để định hướng sản
phẩm, sáng tạo sản phẩm mới. Các doanh nghiệp có thể quan sát những sản phẩm thủy sản được bày bán trong các siêu thị, hệ thống bán lẻ, hoặc các món ăn được chế biến từ thủy sản ở nhà hàng để tham khảo.
Mời chuyên gia ẩm thực để hướng dẫn, đào tạo các cán bộ kỹ thuật cách sử
dụng gia vị, liều lượng các chất phụ gia... sao cho phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng tại thị trường mà doanh nghiệp nhắm đến. Những gia vị, chất phụ gia sử dụng là an toàn vệ sinh thực phẩm và nêu rõ thành phần trong bao bì đóng gói.
Với những sản phẩm giá trị gia tăng như: các loại cá tra tẩm bột, cá tra cắt miếng xiên que với rau củ... cần chứng minh chất lượng an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ của nguyên phụ liệu như bột, rau củ...
Qua nghiên cứu thị hiếu một số thị trường và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tác giả đề xuất danh mục các sản phẩm cá tra nên định hướng vào một số thị
trường cụ thể như sau:
- Hoa Kỳ: cá tra phi lê chỉnh sửa hồn chỉnh (khơng da, khơng xương, không mỡ bụng, không thịt đỏ, không vè), phi lê cá tra cuộn hoa hồng, cá tra cắt khúc, cá tra dồn khổ qua...
- EU: cá tra phi lê chỉnh sửa hoàn chỉnh, cắt thỏi, cắt miếng, lườn, tẩm bột, burger cá tra, xiên que, xiên que với rau củ.
- Nga, Trung Đông: cá phi lê khơng chỉnh sửa (khơng da, khơng xương,
cịn thịt đỏ, còn mỡ bụng, còn vè).
Điều kiện thực hiện giải pháp: doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát
triển sản phẩm, thu hút đầu tư nước ngoài từ các nhà nhập khẩu/nhà phân phối để xây
dựng công nghệ chế biến các loại sản phẩm giá trị gia tăng phục vụ nhu cầu thị trường,
đặc biệt thị trường thức ăn nhanh.
Lợi ích dự kiến đạt được: các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào thị trường
nước ngoài, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tăng hàm lượng chế biến làm tăng
giá trị xuất khẩu, hạn chế các vụ kiện chống bán phá giá.
3.2.4. Nhóm giải pháp 4: Xây dựng thương hiệu chung cho cá tra ĐBSCL,
tăng cường marketing, quảng bá sản phẩm.
3.2.4.1. Xây dựng thương hiệu chung cho cá tra Việt Nam.
Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu cá tra Việt Nam phải dựa trên nền tảng quan trọng là chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu và
mong đợi của người tiêu dùng, an toàn, sạch bệnh. Những giải pháp về liên kết chuỗi, nâng cao chất lượng cá tra xuất khẩu đã giải quyết vấn đề này.
Thứ đến là cái tên của thương hiệu cá tra, cần xây dựng riêng cho sản phẩm cá tra một thương hiệu cụ thể như theo gợi ý của các chuyên gia Nauy là “Vietpangasius” hoặc “Vietpanga®” gắn với mục tiêu chất lượng cao nhất. Các doanh nghiệp ngồi sử dụng thương hiệu riêng của mình/thương hiệu riêng của nhà nhập khẩu hoặc phân phối thì phải sử dụng thương hiệu chung “Vietpangasius”/“Vietpanga®” là tên sản phẩm trên bao bì. Chấm dứt tình trạng có q nhiều tên sản phẩm cá tra trên thị trường thế giới theo yêu cầu của người nhập khẩu/nhà phân phối. Vấn đề này cần quy định bằng văn bản pháp luật và bắt buộc thực hiện và thông báo rộng rãi trên thị trường thế giới. NAFIQAD là cơ quan có trách nhiệm trong việc kiểm tra chất lượng hàng hóa, bao bì sản phẩm trước khi cấp chứng thư xuất khẩu.
Với mức 0.03USD/kg trích từ giá bán cá tra đóng góp vào “Quỹ xây dựng
thương hiệu cá tra Việt Nam” nhằm tài trợ cho chiến dịch xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cá tra, các hoạt động marketing. Nhà nước không nên chi tiền cho
hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu cá tra vì có nguy cơ bị đánh thuế chống trợ cấp. Hơn nữa việc đóng góp này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với
thương hiệu chung của ngành và ngăn chặn các hoạt động cạnh tranh không lành
3.2.4.2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.
Nội dung giải pháp:
- Xây dựng chương trình xúc tiến xuất khẩu sản phẩm cá tra thông qua các hoạt động:
+ Tổ chức các chiến dịch truyền thông tại các thị trường nước ngoài về sản phẩm cá tra Việt Nam, nhấn mạnh về chất lượng, là lồi cá ni an tồn và bền vững, là lồi cá ni số 1 thế giới. Với chi phí trích từ “Quỹ xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam”, thực hiện các đoạn phim, bài viết giới thiệu về cá tra và quy trình ni
trồng, chế biến xuất khẩu, thơng qua truyền hình, báo chí tại nước sở tại, các diễn đàn quốc tế để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cá tra Việt Nam. Đánh vào nhận thức của người tiêu dùng nước ngoài, giúp người tiêu dùng nhận thức được sản phẩm cá tra là
an tồn, sạch bệnh.
+ Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế: Hội chợ thủy sản quốc tế Boston (Hoa Kỳ), Hội chợ Thủy sản Châu Âu (Brussel, Bỉ), Hội chợ thực phẩm Conxema (Tây Ban Nha), Hội chợ thủy sản Bremen (Đức)... và các chuyến khảo sát nghiên cứu thị trường để giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị
trường xuất khẩu, tìm kiếm, gặp gỡ và mở rộng đối tượng khách hàng, thu thập thông tin thị trường, tiếp cận xu hướng tiêu dùng và các vấn đề an toàn thực phẩm.
+ Tổ chức ngày hội ẩm thực giới thiệu sản phẩm cá tra đến các thị trường quan trọng như: Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Đức, Ai Cập... những thị trường đã từng bôi nhọ cá tra Việt Nam.
+ Sử dụng Internet như một công cụ phổ biến để tuyên truyền, quảng bá cá tra. Cập nhật thêm nhiều thông tin về sản phẩm cá tra trên các trang web hiện có như www.pangasius-vietnam.com.vn và các trang web của Hiệp hội, ngành thủy sản... Cần thiết phải xây dựng website cho thương hiệu cá tra Việt Nam với địa chỉ
www.vietpangasius.vn hoặc www.vietpanga.vn, trên đó giới thiệu về cá tra, quy trình
ni, chế biến, xuất khẩu, minh chứng cụ thể về chất lượng sản phẩm an tồn bền vững bằng các thơng số kỹ thuật...; tin tức cập nhật về sản phẩm cá tra; danh sách các nhà chế biến xuất khẩu cá tra với đầy đủ thơng tin, hình ảnh, cách liên lạc.
- Phát huy vai trò của các Hiệp hội (VASEP, Hiệp hội Cá tra Việt Nam...)