Kênh phân phối cá tra xuất khẩu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xuất khẩu bền vững cá tra đồng bằng sông cửu long , luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 80)

Bảng 2.21: Kênh phân phối cá tra xuất khẩu của doanh nghiệp.

Kênh phân phối Tần suất Tỷ lệ (%)

Thơng qua nhà nhập khẩu người nước ngồi 58 89.2 Thông qua đại lý phân phối 14 21.5 Thành lập chi nhánh bán hàng ở nước ngoài 4 6.2 Trực tiếp đến các siêu thị, nhà hàng. 5 7.7

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế.

Công tác tổ chức xuất khẩu cá tra thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc đưa cá tra thâm nhập thị trường thủy sản thế giới. Tuy nhiên qua thực

tiễn cho thấy tinh thần đoàn kết của các doanh nghiệp trong nước cịn kém, tính liên

kết trong chiến lược xuất khẩu còn yếu, nên hiệu quả xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp.

2.2.1.2.3. Công tác marketing xuất khẩu sản phẩm cá tra.

Thời gian qua, các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc

xây dựng và phát triển thương hiệu, 69.01% doanh nghiệp được khảo sát đối với vấn đề thương hiệu rất quan trọng, 29.6% là khá quan trọng. Các doanh nghiệp đã đầu tư đáng kể cho hoạt động nghiên cứu thị trường, tiến hành các chiến lược marketing, đẩy

mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, cùng với nỗ lực của Tổng cục Thủy sản và

VASEP, hình ảnh cá tra Việt Nam đã để lại ấn tượng nhất định đối với người tiêu dùng và nhà nhập khẩu, phân phối nước ngồi. Thơng qua các hội chợ, triễn lãm thủy sản quốc tế, các doanh nghiệp đã mở ra nhiều thị trường mới và cơ hội kinh doanh tiềm

năng cho cá tra, ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu giá trị.

Dưới sự hỗ trợ của Tổng cục Thủy sản, VASEP, Hiệp hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), hội chợ Vietfish được tổ chức hàng năm để quảng bá các doanh nghiệp và sản phẩm của ngành nói chung, sản phẩm cá tra nói riêng. Những trang web của những cơ quan này cũng là một công cụ quảng bá sản phẩm cá tra đến các thị trường và

người tiêu dùng nước ngoài: www.fistenet.gov.vn, www.vasep.com.vn, www.pangasius-vietnam.com, www.vietfish.com.vn... Bên cạnh đó, các cơ quan báo

chí và truyền thông Việt Nam cũng góp phần khơng nhỏ vào việc truyền bá và xây dựng thương hiệu cá tra. Điển hình là sự kiện cá tra bị đưa vào danh sách đỏ của WWF khiến người tiêu dùng châu Âu e dè khi nhắc tới sản phẩm cá tra Việt Nam. Nhờ sự tác

động mạnh mẽ của báo chí trong nước tích cực tuyên truyền và bào chữa để phục hồi

lòng tin của người tiêu dùng, cộng với sự vào cuộc của các cơ quan hữu quan phía Việt Nam, WWF quốc tế đã phải tìm hiểu thêm thông tin về ngành sản xuất cá tra tại Việt Nam. Kết quả là WWF đồng ý đưa cá tra Việt Nam ra khỏi danh mục đỏ trong

cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng và tiếp tục khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng sản phẩm này.

Trong cuộc khảo sát các doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp (72.3%) đều

chọn tham gia các triễn lãm, hội chợ quốc tế chuyên về thủy sản để quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm của họ. Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do Viettrade, VASEP... tổ chức cũng là một hình thức được 43.5% doanh nghiệp lựa chọn thực hiện.

Tiếp đến là các hình thức khác như quảng cáo qua sách báo, tạp chí, internet cũng được doanh nghiệp quan tâm. Hình thức đặt văn phịng đại diện tại nước ngoài mang

lại hiệu quả cao trong việc quảng bá, xúc tiến thương mại hàng hóa nhưng các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư do kinh phí cao. Một số doanh nghiệp lớn có văn phịng

đại diện tại nước ngoài: Vĩnh Hoàn, Anvifish, Bianfish...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xuất khẩu bền vững cá tra đồng bằng sông cửu long , luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)