Năm Sản lượng (Tấn) Tăng trưởng (%) Giá trị (USD) Tăng trưởng (%)
2003 6,328 16,379,800 2004 22,400 253.99 66,408,550 305.43 2005 54,876 144.98 137,824,260 107.54 2006 123,238 124.58 346,329,840 151.28 2007 174,092 41.26 469,541,000 35.58 2008 224,290 28.83 581,500,000 23.84 2009 224,073 -0.10 538,798,000 -7.34 2010 221,939 -0.95 511,007,000 -5.16 2011 526,085,528 2.95 2012 425,836,279 -19.1
Nguồn: Tổng hợp từ các thống kê của VASEP và tính tốn của tác giả
EU là một thị trường có quy định khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Để được xuất thủy sản sang thị trường này, các doanh nghiệp cần phải nghiên
cứu, đầu tư máy móc thiết bị, quy trình cơng nghệ sản xuất – chế biến sản phẩm hiện
đại đáp ứng tiêu chuẩn HACCP của Châu Âu. Trong EU, Tây Ban Nha là thị trường
xuất khẩu chủ lực của cá tra ĐBSCL, có kim ngạch nhập khẩu cá tra từ Việt Nam lớn nhất EU, chiếm tỷ trọng trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang EU. Tiếp đến là các thị trường Đức, Hà Lan, Balan... (Bảng 2.4)
Hà Lan không phải là nước tiêu thụ nhiều cá ở Châu Âu. Năm 2008, philê cá tra
đông lạnh đứng thứ 4 trong các sản phẩm thủy sản được ưa chuộng theo các kênh bán
lẻ của Hà Lan, sau cá ngừ hộp, cá cắt thanh và cá hồi đông lạnh. Hà Lan nhập khẩu
nhiều cá tra nhưng cũng tái xuất khoảng 1/2 trong số đó. Bên cạnh đó người Hà Lan
Bảng 2.4: Kim ngạch XK cá tra sang một số thị trường chính tại EU (2008-2012)
Đvt: nghìn USD, %
Thị
trường
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011
KNXK Tỷ trọng KNXK Tỷ trọng KNXK Tỷ trọng KNXK Tỷ trọng KNXK Tỷ trọng Tây Ban Nha 121,849 20.95 121,122 22.48 120,177 23.52 108,860 20.69 86,710 20.36 Đức 110,797 19.05 108,945 20.22 91,553 17.92 88,426 16.81 57,435 13.49 Hà Lan 85,671 14.73 67,831 12.59 75,883 14.85 88,047 16.74 68,437 16.07 Anh 36,991 7.03 36,165 8.49 Italia 36,672 6.97 34,322 8.06 Ba Lan 68,302 11.75 48,927 9.08 43,399 8.49 36,006 6.84 21,466 5.04
Nguồn: Tổng hợp từ các thống kê của VASEP
Đức là thị trường đơn lẻ đứng thứ tư về giá trị nhập khẩu cá tra Việt Nam. Tình
hình xuất khẩu vào Đức cũng rất khó lường. Tăng trưởng khối lượng xuất khẩu khơng
đồng đều, mức độ cạnh tranh và độ nhạy về giá khá cao trên thị trường này. Năm
2010, cá tra được xếp vào top 5 loại cá phổ biến tại thị trường Đức. Ngoài Việt Nam chiếm gần 95% thị phần cá tra ở Đức, nước này cũng nhập khẩu một lượng nhỏ từ
Indonesia, Malaysia, Campuchia, Bangladesh, Trung Quốc và Lào. Nhập khẩu cá tra vào Đức chủ yếu để tiêu thụ trong nước và người tiêu dùng Đức cũng nhạy cảm với
giá nên cá tra có tiềm năng ở thị trường này. Tuy nhiên, nhập khẩu cá tra vào thị
trường này cũng lệ thuộc vào vấn đề chất lượng, dư lượng và tính bền vững. Trong
mấy năm qua, truyền thông Đức đã đưa tin tiêu cực về cá tra gây ảnh hưởng ít nhiều đến mức độ tiêu thụ tại nước này. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, cá tra
vẫn được ưa chuộng tại Đức.
Ba Lan là nước có tỷ trọng tiêu thụ cá tra cao nhất trong EU. Tiêu thụ cá tra bình quân theo đầu người tăng mạnh từ khi nước này gia nhập EU năm 2005. Tại Ba Lan, cá tra chiếm 25% tổng tiêu thụ cá, trong khi so với tồn Châu Âu chỉ có 5%.
(FAO). Người Ba Lan ưa chuộng cá tra Việt Nam vì giá hấp dẫn, hương vị dễ chịu và
các nhà bán lẻ thích sản phẩm này vì là lồi cá nuôi nên nguồn cung ổn định.
(2) Thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất thế giới cả về khối lượng và giá trị trao đổi hàng hóa. Dù đây là thị trường có nhiều rào cản thương mại, hệ thống pháp
luật phức tạp nhưng đây
cũng là thị trường nhập khẩu nhiều tiềm năng. Năm 2002 trở về trước, cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ, được thương
lái Mỹ gắn nhãn cá da trơn, nhưng giá bán lại rẻ hơn nhiều. Người dân Mỹ rất ưa chuộng sản
phẩm cá tra, basa của Việt Nam vì ngon khơng
kém các loại cá da trơn của Mỹ, mà giá lại rẻ
chỉ bằng 1/5 lần. Vì lo cá của Việt Nam “đánh bạt” cá da trơn Mỹ, nên Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu không cho phép gọi cá này là cá da trơn. Tiếp đó, các doanh
nghiệp nuôi cá da trơn Hoa Kỳ thành công trong vụ kiện bán phá giá đối với cá tra, cá basa Việt Nam, khiến con đường nhập khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường này ngày càng khó khăn. Tuy nhiên người ni cá ở Mỹ đã không thể ngăn cản loại cá từ Việt Nam này xuất hiện trong bữa ăn của người dân nước này. Theo hãng nghiên cứu thị
trường Informa Economics, năm 2000 Mỹ chỉ nhập khẩu 10,7 triệu USD cá tra, basa từ Việt Nam, đến năm 2008 đã tăng lên đến 77 triệu USD và năm 2011 đạt 332 triệu
USD, tăng 87.7% so với năm 2010 và có xu hướng ngày càng tăng.
Năm 2009, lần đầu tiên cá tra, cá basa Việt Nam lọt vào danh sách thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Hoa Kỳ, xếp ở vị trí thứ 10, với mức tiêu thụ bình quân
0,356 pound/người. Kể từ đó đến nay, lồi cá này đã khơng ngừng “thăng hạng”. Năm
Đồ thị 2.6: Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị
trường Hoa Kỳ (2007-2011)
Nguồn: Tổng hợp từ các thống kê của VASEP
67,606 78,559 134,007 176,627 331,697 358,865 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1000 USD
2010, mức tiêu thụ cá tra, basa trên thị trường Mỹ lại tăng 14%, đạt mức 0,405
pound/người, đưa loại thủy sản vốn được xem là “con cá vàng” của thủy sản Việt Nam lên vị trí thứ 9 trong danh sách nói trên. Năm 2011, với mức tiêu thụ cá tra bình quân
đạt 0,628 pound/người, tăng thêm 0,223 pound so với 0,405 pound trong năm 2012, cá
tra Việt Nam lần đầu tiên vượt qua cả cá da trơn Mỹ, nhảy vọt từ vị trí thứ 9 lên vị trí thứ 6, tăng 3 bậc trong bảng xếp hảng, trong khi cá da trơn Mỹ bị đẩy từ vị trí thứ 6 xuống thứ 7 (phụ lục 3). Sự gia tăng nhanh chóng xuất khẩu cá tra vào Mỹ đã khẳng định vị trí của loại thủy sản này trong lòng người tiêu dùng Mỹ.
Tại thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam là nước có kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá da trơn lớn nhất, chiếm trên 70% thị phần nhập khẩu cá da trơn tại Hoa Kỳ, tiếp sau là các nước Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Mexico, Indonesia... Đây là thị trường đơn lẻ nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn nhất.
Với tiềm năng hấp dẫn của thị trường Hoa Kỳ, ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu cá tra vào thị trường Hoa Kỳ bất chấp thuế chống bán phá giá. Các nhà xuất khẩu của Việt nam có khối lượng xuất khẩu chiếm đa số
trong tổng lượng cá tra-basa xuất khẩu vào Hoa Kỳ, được Bộ Thương mại Hoa Kỳ
(DOC) lựa chọn làm bị đơn bắt buộc tham gia quá trình điều tra hành chính qua các kỳ POR (Quyết định sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá) ngày càng tăng, POR 6 là 6 công ty, POR 7 là 11 công ty, POR 8 là 18 cơng ty. Cùng với đó là kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ qua các kỳ POR ngày càng tăng, thể hiện trong