2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG
2.2.2.1 Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cá tra
Với xu hướng tiêu dùng thực phẩm lành mạnh, ít béo và có giá trị dinh dưỡng cao, cá và các sản phẩm thủy sản là lựa chọn số một của người tiêu dùng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Trong bối cảnh các loại bệnh dịch như bị điên, lở mồm long móng, cúm gà... xảy ra nhiều nơi trên thế giới, thủy sản là một sản phẩm thay thế an toàn và chất lượng. Theo dự báo của FAO, nhu cầu thủy sản sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Dự báo đến năm 2015, tổng nhu cầu thủy sản thế giới vào
khoảng 198/26 triệu tấn, và đến năm 2020 con số này là 217.19 triệu tấn. Trong khi dự báo sản lượng cung thủy sản toàn cầu chỉ dừng ở mức 184.01 triệu tấn (2015) và 201.5 triệu tấn (2020). So sánh lượng cung – cầu theo dự báo cho thấy thị trường thủy sản thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 14.25 triệu tấn vào năm 2015 và 15.69 triệu tấn vào năm 2020. Trước tình hình sản lượng thủy sản khai thác toàn cầu đang sụt giảm do những quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường, thì thủy sản ni trồng được
cho là có tiềm năng lớn nhất trong tương lai và có thể đáp ứng được nhu cầu ngày
Hiện nay, người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm thủy sản ni trồng, trong đó có cá tra ĐBSCL. Theo thơng tin từ FIS, mặc dù cịn nhiều khó khăn
nhưng trong thời gian tới, dự báo xuất khẩu cá tra – cá da trơn sẽ thuận lợi hơn khi nhu cầu thế giới tiếp tục tăng trưởng tốt, dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng cá da trơn thế giới sẽ tăng khoảng 40-50%, trong đó tăng trưởng nhu cầu của châu Âu (EU) là 27%, Mỹ 30% và ASEAN dự kiến đạt 30-40%.
Cá tra ngày càng được ưa chuộng tại thị trường nước ngồi: cá tra đứng vị trí
thứ 6 trong nhóm 10 loại cá được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Hoa Kỳ (2011); cá tra là loài cá thay thế cho các loại phi lê cá thịt trắng tại châu Âu với giá thành rẻ, mùi vị thơm ngon, dễ chế biến; chiếm 6.5% sản lượng thủy sản tiêu thụ tại thị trường Đức,
đứng thứ 5 trong nhóm các mặt hàng thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường
này (2010); cá tra phi lê đơng lạnh đứng thứ 4 trong nhóm các sản phẩm thủy sản được
ưa chuộng theo các kênh bán lẻ tại thị trường Hà Lan (2008).... Nếu giữ chất lượng ổn định, chắc rằng sản phẩm cá tra sẽ ngày càng được người tiêu dùng thế giới ưa
chuộng, là cơ hội cho xuất khẩu cá tra tăng trưởng.
Ngày nay, vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày càng tăng, luôn bận rộn với công việc, nên quỹ thời gian dành cho mua sắm và chế biến món ăn ngày càng bị rút ngắn. Vì vậy nhu cầu về các loại thực phẩm dễ chế biến (reading to cook) ngày càng tăng. Sản phẩm cá tra hoàn toàn phù hợp với xu hướng này với các mặt hàng giá trị gia tăng.
Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân ngày càng cao, đòi hỏi tiêu dùng thực phẩm chất lượng và an toàn. Ngoài những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ dinh an toàn thực phẩm, dư lượng kháng sinh, mức độ nhiễm vi sinh phải thấp, khơng có hoặc có rất thấp dư lượng thuốc trong sản phẩm...., hiện nay, người tiêu dùng ở
khắp mọi nơi đang tìm kiếm thực phẩm được nuôi trồng một cách có trách nhiệm
trong những điều kiện sinh thái tốt, tính bền vững của môi trường sản xuất; chế độ
lương, ngày nghỉ của công nhân; việc sử dụng lao động trẻ em trong sản xuất....
Người tiêu dùng ngày càng có ý thức về tính bền vững của sản phẩm, hệ thống phân phối và siêu thị ở châu Âu đã triển khai xây dựng kế hoạch tìm kiếm nguồn cung cấp thủy sản bền vững. Với xu hướng tiến tới các sản phẩm có tính bền vững và thân thiện môi trường của EU cũng như một số thị trường cao cấp khác, sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt Nam muốn giữ vững vị thế của mình trên thị trường quốc tế cần
được định hướng theo mục tiêu phát triển nâng cao chất lượng ngay từ khu vực sản
xuất nguyên liệu, đặc biệt là quản lý chất lượng môi trường nuôi thủy sản theo một
tiêu chuẩn nhất định, đáp ứng được yêu cầu của quốc tế.