Tỷ lệ hao hụt cá tra giống khi thả nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xuất khẩu bền vững cá tra đồng bằng sông cửu long , luận văn thạc sĩ (Trang 62)

Tỷ lệ hao hụt Tần suất Tỷ lệ % 0-10% 0 - 10-20% 14 8.9 20-30% 34 21.7 30-40% 104 66.2 40-50% 5 3.2 trên 50% - Tổng cộng 157 100.0

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế.

Với tỷ lệ hao hụt cao, người nuôi thả giống với mật độ quá cao (với tâm lý trừ hao hụt do bệnh trong q trình ni) với mong muốn được sản lượng cao/đơn vị diện tích mặt nước. Thế nhưng đây lại là nguy cơ để dịch bệnh lây lan và chất lượng nguồn nước xấu đi, từ đó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn của cá, làm tăng chi phí thức

Chất lượng giống cá tra thấp ảnh hưởng lớn đến năng suất và thời vụ nuôi cá tra trong giai đoạn hiện nay. Trước đây, do chất lượng giống khá tốt, người nuôi cá tra chỉ cần 6-7 tháng là đã có cá đạt kích cỡ thương phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu (khoảng 0.9-1.1 kg/con, con giống kích thước từ 1.5cm chiều cao thân). Còn bây giờ, chất lượng cá giống xuống thấp, nếu muốn đạt được kích cỡ cá trên, người nuôi phải nuôi đến 8-9 tháng (bảng 2.13). Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí sản

xuất cá tra trong thời gian qua.

Bảng 2.13: Thời gian nuôi cá để đạt kích cỡ thương phẩm (từ cá giống 1.5cm lên cá thịt 0.9-1kg) Tần suất Tỷ lệ % 6-7 tháng 7 4.5 7-8 tháng 27 17.2 8-9 tháng 114 72.6 9-10 tháng 9 5.7 Tổng cộng 157 100.0

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế.

iii. Nguồn vốn đầu tư cho nuôi cá

66.35% hộ nuôi sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng để đầu tư nuôi cá tra, trong khi đó nguồn vốn tự có cịn hạn chế (9.8%), 11.75% hộ nuôi hùn vốn với công ty/hộ nuôi khác. Sự phụ thuộc vào vốn vay để nuôi cá tra sẽ tạo ra những rủi ro nhất định

cho các hộ ni một khi chính sách tín dụng thay đổi hoặc vấn đề thanh toán của các cơng ty thu mua cá tra ngun liệu gặp khó khăn. Trước đây, các ngân hàng rải thảm đỏ mời gọi các hộ nuôi cá tra vay vốn đào ao thả cá, nhưng nay với sự phát triển bất ổn

của ngành, cùng với sự phá sản hàng loạt của một số đại gia cá tra, ngân hàng ngày

càng siết chặt hơn trong các quy định cho vay đối với người nuôi cá tra.

iv. Thức ăn, thuốc và hóa chất.

Thức ăn chiếm gần 80% chi phí ni cá tra thương phẩm và là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất nuôi. Hiện nay, 100% hộ nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng cá tra, với hàm lượng dinh dưỡng ổn định

nên mang lại hiệu quả cao hơn thức ăn tự chế mà lại ít gây ô nhiễm môi trường nước. Theo nhận xét của hộ nuôi, giá thức ăn cho cá tra đang ở mức khá cao. Giá thức ăn lâu nay chỉ có một chiều tăng, chưa hề giảm, mỗi năm tăng giá 5-6 lần, mỗi lần tăng 200- 300đ/kg. Khảo sát tại các ao nuôi cá, hiện nay hệ số thức ăn nuôi cá tra ngày càng cao,

trước đây là 1.55 – 1.6, nay là 1.8 – 1.9, có trường hợp lên đến 2.0, điều này làm giá

thành nuôi tăng cao, người ni khơng có lãi. Chi phí thức ăn cho ni cá ngày càng

cao bắt nguồn từ chất lượng con giống xấu, cá chậm lớn, mật độ thả nuôi cao, tỷ lệ

chết cao khiến một lượng lớn thức ăn dùng để nuôi số cá chết trước khi thu hoạch bị lãng phí.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn cho vật nuôi thủy sản với sản lượng thực tế đạt khoảng 3.77 triệu tấn, đáp ứng 85% nhu cầu thức ăn của các cơ sở nuôi thủy sản. Các nhà máy sản xuất thức ăn hoàn chỉnh có cơng suất từ

70,000 tấn/năm trở lên đều là các doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, nắm giữ tới hơn 80% thị phần và hồn tồn có quyền chi phối giá cả. Trong khi đó, Nhà nước lại chưa sử dụng quyền lực hợp pháp của mình về quản lý hay ra cơ chế, chính sách để can thiệp, điều chỉnh mà chỉ dừng ở mức khuyến cáo…

[11].

Cá tra có biên độ thích ứng với các yếu tố môi trường rộng hơn nhiều so với các

đối tượng thủy sản khác. Việc sử dụng thuốc và hóa chất hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến

năng suất cá tra thương phẩm, nếu sử dụng thuốc và hóa chất đúng nhu cầu, mục đích và liều lượng sẽ góp phần nâng cao năng suất cá tra ni thịt. Các loại hóa chất sử dụng chủ yếu để cải tạo ao, sau khi thu hoạch và chuẩn bị cho một vụ sản xuất mới. Đa số hộ nuôi cá tra sử dụng thuốc và hóa chất theo kinh nghiệm ni của bản thân, cộng với dưới sự hướng dẫn, tư vấn của các cơ sở, đại lý cung cấp thuốc và hóa chất. Người

ni phó thác nguồn gốc và chất lượng thuốc và hóa chất cho các đại lý này, khơng quan tâm đến việc thuốc hay hóa chất đó có bị cấm hay khơng. Việc sử dụng thuốc và hóa chất một cách cẩu thả dẫn đến cá dư lượng hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trên cá tra thương phẩm vượt ngưỡng cho phép. Theo kết quả thực hiện chương trình kiểm sốt dư lượng các chất độc hại khu vực Nam Bộ do Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam Bộ (NAFIQAD SRA), tháng 5/2012 phát hiện 4 ao ni có mẫu cá tra nhiễm dư lượng kháng sinh hạn chế sử dụng, 7 ao có dư lượng hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng...

v. Nước và quản lý chất lượng nước.

Việc nuôi cá tra công nghiệp đã cho thấy được một vài nhân tố có thể tác động

đến tính bền vững của việc ni này, đó là sự ơ nhiễm tiềm tàng từ nước thải và chất

tra liên quan rất nhiều đến mơi trường nước bên ngồi. Hàm lượng chất thải cao từ các ao nuôi cá tra không được xử lý được xem như là một nguồn nguyên nhân của sự ô

nhiễm làm xấu đi chất lượng nước trên sông, kênh rạch nói chung. Những chất thải

này bắt nguồn từ thức ăn dư thừa, cặn và phân, chất bài tiết qua mang và thận của cá

nuôi. Các chất gây ô nhiễm khác là phần cịn lại của thuốc và hóa chất dùng để xử lý nước, phòng ngừa và điều trị bệnh.

Hiện nay, 100% ao nuôi cá tận dụng được nguồn nước lên xuống của thủy triều

để thay nước cho ao nuôi, và nước thải của ao được bơm trực tiếp ra sông và kênh rạch

mà không qua bất kỳ công đoạn lắng đọng hay xử lý nào. Theo mơ hình ni cá tra,

nước thải sẽ được bơm vào ao lắng trước khi thải ra sông, nhưng trên thực tế cách làm này không khả thi. Chỉ những ao ni theo tiêu chuẩn Global GAP, VietGAP... mới có ao lắng. Chi phí đầu tư một ao ni cá khoảng 30-40 triệu đồng/500m2, trong khi diện tích này hàng năm có thể thả ni được 2 vụ cá. Khơng một hộ ni nào chịu “bỏ phí” một ao như vậy để làm ao lắng. Hầu hết hộ nuôi đều xử lý ao nuôi giữa các vụ nuôi

(sau khi thu hoạch) bằng cách rãi vôi, nạo quét bùn, xử lý muối và sau đó phơi khơ 15- 30 ngày trước khi cho nước mới vào ao.

Những chất thải trong ao nuôi cá tra không được xử lý mà được thải trực tiếp ra sông, kênh rạch ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước, dẫn đến sự biến đổi

màu và nguồn nước trên sơng rạch. Ơ nhiễm mơi trường nước không chỉ gây tác động xấu đến hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng đến đời sống con người. Nguồn nước tự nhiên là môi trường để cá tra phát triển, một khi nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh trên cá

tra ngày càng dễ phát sinh và lây lan, tỷ lệ chết tăng cao, chi phí ni cá tăng, chất lượng ngày càng giảm, trong khi xu hướng tiêu dùng đang hướng đến những sản phẩm an toàn và bền vững.

vi. Quản lý dịch bệnh.

Tình trạng dịch bệnh diễn ra phức tạp, đặc biệt trong những năm gần đây. Hiện tượng ô nhiễm mơi trường, chất lượng giống đang có xu hướng giảm do thối hóa,…

dẫn đến dịch bệnh phát sinh ở nhiều khu vực nuôi trong vùng. Các loại bệnh thường gặp là bệnh xuất huyết, gan-thận-mủ, đường ruột, đen mình, bệnh đốm đỏ, nấm nhớt, nhiễm ký sinh trùng nguyên nhân gây ra bởi vi khuẩn và các ký sinh trùng sống bám.

Cơng tác phịng trị bệnh gặp nhiều khó khăn do mật độ ni cao, thường xảy ra nhanh và lây lan trên diện rộng. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất

và hiệu quả kinh tế của người ni. Cơng tác phịng trị chưa theo kịp với diễn biến thực tế sản xuất.

Trong quá trình ni cá tra thịt, 100% hộ ni tự xử lý khi cá nhiễm bệnh và chết, sau đó tiếp tục thả nuôi mà không báo cho các cán bộ kỹ thuật tìm hiểu nguyên

nhân. Chỉ những trường hợp đặc biệt lan rộng hoặc bệnh lạ, các cơ quan quản lý dịch bệnh mới can thiệp và tìm hiểu nguyên nhân. Điều này phản ánh sự lỏng lẻo trong

công tác quản lý dịch bệnh trong nuôi cá tra. Qua tham quan và khảo sát tại các ao nuôi cá, cá chết trong ao không được xử lý đúng cách, thường để ngâm trong ao 1

ngày rồi mới vớt lên, số lượng ít thì vứt trên bờ ao, nhiều thì gom lại bán cho các hộ làm thức ăn ni cá lóc, cá chim... (với giá 2,000đ/kg). Hậu quả của việc thờ ơ đối với việc xử lý cá chết này là dễ xảy ra tình trạng lây lan bệnh trong ao, ô nhiễm môi trường ao nuôi cá, đặc biệt dịch bệnh lan rộng sang các loài cá khác nếu cá bệnh được

đưa đi tiêu thụ làm thức ăn.

vii. Công tác khuyến ngư.

Các hoạt động khuyến ngư do Trung tâm khuyến ngư của tỉnh hoặc Chi cục

thủy sản phối hợp với các trạm thủy sản (liên trạm) tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí có hạn, số lượng, trình độ và trang thiết bị của đội ngũ làm công tác

này chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu thực tế, còn bị rủi ro và thất bại do thiếu hiểu biết. Và thực tế chứng mình là hấu hết các hộ nuôi (98%) không nhận sự hướng dẫn nào của cán bộ khuyến ngư, hộ nuôi cho rằng “mấy ông cán bộ khuyến ngư kiến thức cịn tệ hơn mình”! Các hộ ni đa số tự học và tích lũy kinh nghiệm nuôi cá và xử lý bệnh, bên cạnh có học hỏi kinh nghiệm của hàng xóm, tham khảo ý kiến của các đại lý thuốc và hóa chất để xử lý khi có vấn đề dịch bệnh xảy ra.

viii. Đầu ra của cá tra nguyên liệu.

Hiện nay, 100% sản lượng cá tra thương phẩm được bán trực tiếp cho các công ty chế biến. Nhưng mối quan hệ giữa người nuôi cá tra và doanh nghiệp sản xuất chưa

đạt được tiếng nói chung cho lợi ích của hai bên. Mặc dù có ký kết hợp đồng thu mua

cá tra nguyên liệu, nhưng cả hai bên người ni và cơng ty đều có những lý do để từ

chối thực hiện hợp đồng, ép giá lẫn nhau khi thị trường cá tra nguyên liệu có biến động, giá cả lên xuống. Khi nguồn cung dư thừa, giá nguyên liệu giảm xuống thì cơng

ty ln tìm mọi lý do để ép giá, hoặc từ chối bắt cá, nếu người nuôi không chấp nhận và tiếp tục tồn cá trong ao càng tốn thêm chi phí mà size cá càng lớn giá càng giảm,

chưa kể khoản vốn vay ngân hàng cần phải thanh toán. Trường hợp nguồn hàng khan hiếm, giá cao và hút hàng thì các doanh nghiệp than phiền rằng nơng dân kìm hàng, khơng bán hoặc bán cho cơng ty khác, thậm chí khơng thực hiện hợp đồng.

Bảng 2.14: Khó khăn trong hoạt động ni cá tra thương phẩm của hộ ni.

Khó khăn Tần suất Tỷ lệ %

Thiếu vốn, vốn vay hạn chế. 118 75.2 Chi phí đầu vào tăng. 94 60.0 Chất lượng con giống thấp 65 41.4 Khơng có sự giúp đỡ của cán bộ khuyến ngư 7 4.5 Giá cả đầu ra bấp bênh. 151 96.2 Bị người mua ép giá. 108 68.8 Người mua chậm thanh toán tiền 124 79.0

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế.

Vấn đề thanh toán trong mua bán cá tra giữa doanh nghiệp và nông dân cũng

đang khiến người ni lâm vào cảnh khó khăn. Doanh nghiệp thường thanh toán trước

20-30% trị giá hợp đồng, phần cịn lại doanh nghiệp cam kết thanh tốn chậm sau 30 ngày, nhưng doanh nghiệp kỳ kèo kéo dài thời gian thanh toán, mỗi đợt thanh toán một khoảng tiền nhỏ, khiến vốn của hộ nuôi bị xẻ nhỏ, hộ ni phải gánh thêm chi phí trả lãi suất ngân hàng khiến lợi nhuận của người nuôi giảm. Trường hợp một hộ nuôi ở

huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, đã xuất bán lô cá tra nguyên liệu trị giá 1.170 tỷ đồng cho công ty chế biến, nhưng công ty chậm trả tiền, anh phải lui tới cơng ty để “địi nợ”

đến 42 lần mới thu hồi được hết số tiền trên, mỗi lần công ty chỉ trả 30-40 triệu đồng.

Sau đợt đó, anh tổng kết lại chi phí và lỗ hơn 300 triệu, chưa tính chi phí đi lại của các lần đi “đòi nợ”, anh quyết định từ bỏ luôn cá tra, chuyển sang nuôi cá diêu hồng.

Nhiều người nuôi cá tra sẵn sàng chấp nhận giá bán thấp hơn thị trường 500-1000đ/kg nếu doanh nghiệp chế biến chấp nhận trả tiền ngay.

Qua đó có thể thấy, kiến thức pháp luật của người ni cịn thấp, ký hợp đồng

bán cá nguyên liệu với nhiều điều khoản bất lợi, không quy định chặc chẽ thời gian bắt cá, thời gian thanh toán, cũng như bồi thường hợp đồng nếu có vi phạm, người đại

ký kết hợp đồng, nhưng người nuôi vẫn theo tâm lý người quen mà ký hợp đồng, giao cá, đến khi thu tiền, phát sinh vấn đề thì cơng ty từ bỏ trách nhiệm, nông dân không

biết tìm ai để giải quyết. Trong khi đó, Nhà nước chưa thể hiện rõ vai trò hỗ trợ người dân, chưa có biện pháp chế tài đối với những vi phạm hợp đồng này.

Hiện nay, với 35% diện tích ni do những hộ ni cá độc lập tự quyết định

thời điểm thả giống, khơng có định hướng thả nuôi lúc nào để không dội chợ. Do đó

có thời điểm nhà máy tiêu thụ khơng hết, giá cá giảm, dân thua lỗ thì bỏ ao không nuôi nữa. Hậu quả là bây giờ nhà máy cần thì khơng có ngun liệu nên bắt buộc phải đóng cửa, cơng nhân thất nghiệp. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, các hộ khơng có sự liên kết với nhà máy nên khi chính vụ thu hoạch, các doanh nghiệp ưu tiên tiêu thụ “cá nhà”, khiến lượng cá trong dân dễ dư thừa và để quá lứa.

Có đến 96% hộ ni cá tra được khảo sát cho biết giá cả bấp bênh là một trong những ngun nhân khó khăn lớn nhất hiện nay trong ni cá tra thương phẩm. Những hộ ni này khó nắm bắt những biến động của thị trường và thường bị các công ty ép giá. Trong thời gian qua, giá cá tra nguyên liệu biến động lớn, có thời gian giảm xuống còn 7,000đ/k ý (năm 2003), rồi có thời kỳ tăng lên 29,500đ/k ý (cuối năm 2011). Nguyên nhân biến động giá cũng là nằm trong vòng lẩn quẫn nuôi trồng của người

nông dân: Khi giá cá lên, ai cũng ùn ùn ni cá dù có trình độ, kỹ thuật nuôi hay

không, nhiều lúc còn giữ cá để chờ mức lợi nhuận cao hơn. Khi giá cá giảm thì bán

tháo, bán đổ làm đảo lộn cả thị trường.

Theo như phân tích ở tình hình xuất khẩu cá tra ở trên, năm 2004-3008 được

xem là thời kỳ thịnh vượng của cá tra ĐBSCL cả đối với người nuôi cá. Nhưng từ đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xuất khẩu bền vững cá tra đồng bằng sông cửu long , luận văn thạc sĩ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)