Các yếu tố sản xuất đầu vào của hoạt động xuất khẩu cá tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xuất khẩu bền vững cá tra đồng bằng sông cửu long , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 72)

2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG

2.2.1.1 Các yếu tố sản xuất đầu vào của hoạt động xuất khẩu cá tra

2.2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.

Cá tra là loài cá sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước

hơi lợ, có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, ngưỡng nhiệt độ là 150C - 390C, chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. ĐBSCL là một nơi thuận lợi cho

phát triển nuôi trồng cá tra với nhiều lợi thế về đất đai, sơng ngịi cũng như khí hậu.

ĐBSCL có hơn 30% diện tích là đất phù sa, được xem là vùng đất thích nghi

cao đối với việc ni cá tra. Loại đất này phân bố tập trung ở các vùng dọc sông Hậu, sông Tiền, thuộc địa phận các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long…

Nguồn nước cấp cho nuôi cá tra vùng ĐBSCL được lấy chủ yếu từ sông Tiền,

sông Hậu và hệ thống kênh rạch nhánh của 2 con sông này. ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Kơng và nước mưa, hàng năm lượng nước bình quân của sông Mê Kông chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3. ĐBSCL có hệ thống sơng kênh-rạch-lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Chế độ triều hay biên độ giao động của thủy triều tại các sông trên ĐBSCL là yếu tố thuận lợi cho phát triển nuôi trồng cá tra

thương phẩm, giảm được đáng kể chi phí cho việc cấp và thốt nước cho ao ni cá

tra. Tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản của vùng là 1,362,980ha, trong đó ni ngọt 480,181ha (chiếm 62% tồn quốc).

ĐBSCL có số giờ nắng trung bình cả năm 2,226 – 2,709 giờ; số giờ nắng như

vậy, kết hợp với lượng bức xạ dồi dào đã tạo nền nhiệt độ khơng khí của ĐBSCL ln cao và ổn định. Đây là thuận lợi chính cho ngành nơng nghiệp, thủy sản nói chung và cá tra nói riêng, giúp phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, cũng như việc thâm canh, tăng vụ.

Ngoài các yếu tố điều kiện tự nhiên tác động chính lên việc phát triển ni cá

Tra như trên, ĐBSCL cịn đối mặt với một số khó khăn như: tình trạng xói lở đất dọc 2 con sơng Hậu, sơng Tiền do sự thay đổi dịng chảy, gây thiệt hại cho các cơng trình

thủy sản, nhà ở; chất lượng môi trường nước có chiều hướng giảm do sự phát triển

ngành công nghiệp, cũng như sự phát triển quá mức của ngành thủy sản trong thời gian qua… Các yếu tố khó khăn này, nếu khơng có biện pháp khắc phục kịp thời, có nguy cơ trở thành các tác nhân chính gây kìm hãm sự phát triển ni đối tượng có giá trị kinh tế cao này.

2.2.1.1.2. Con giống.

Giống là yếu tố rất quan trọng trong nuôi cá tra thương phẩm, giúp nâng cao chất lượng cá tra xuất khẩu, đồng thời làm tăng giá trị lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro

cho người nuôi. Hoạt động sản xuất giống cá tra phát triển mạnh kể từ năm 1999 sau

khi cơng nghệ sản xuất giống được hồn thiện và đặc biệt phát triển kể từ năm 2004 đến nay. Năm 2000, ĐBSCL mới chỉ có 46 cơ sở sản xuất cá tra giống, đến 2004 tăng

lên 891 cơ sở và 2010 tồn vùng có 5,775 cơ sở với tổng diện tích ương cá tra giống là 2,549ha. Tuy nhiên sang năm 2011, mặc dù số lượng trại sản xuất cá bột tăng (từ 172 trại năm 2010 lên 220 trại năm 2011), nhưng số lượng cơ sở sản xuất giảm chỉ cịn 4,440 cơ sở với tổng diện tích ương giống là 2,250ha. Trong đó, địa phương có nhiều

cơ sở sản xuất cá tra bột là Đồng Tháp, Cần Thơ, còn địa phương nhiều cơ sở ương

giống là Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang. Nhiều cơ sở giống chưa thực sự chú ý đến chất lượng do giá cá nguyên liệu hạ thấp, diện tích thả giống giảm, sản xuất giống cung có phần vượt cầu, tâm lý người sản xuất là khi có nhu cầu thì tập trung vào sản xuất, khi nhu cầu thấp thì sản xuất cầm chừng, hạn chế đầu tư.

Bảng 2.10: Tình hình sản xuất cá tra giống tại ĐBSCL 2000-2010

Năm Số lượng cơ sở sản xuất cá tra giống

Sản lượng cá bột (triệu con) Sản lượng cá giống (triệu con) Tỷ lệ cá giống/cá bột 2000 46 466 32 6.87% 2001 82 461 63 13.67% 2002 89 800 80 10.00% 2003 92 864 92 10.65% 2004 891 4,625 975 21.08% 2005 1,617 5,396 1,904 35.29% 2006 1,976 7,554 1,239 16.40% 2007 5,171 11,805 1,926 16.32% 2008 5,633 4,654 933 20.05% 2009 5,684 10,465 2,033 19.43% 2010 5,775 19,040 2,380 12.50% 2011 4,440 23,036 2,410 10.46%

Nguồn: Tổng cục Thủy Sản (Bộ NN&PTNT)

Cùng với sự gia tăng của các trang trại sản xuất cá tra bột, sản lượng cá tra bột cũng tăng lên nhanh chóng từ 466 triệu con năm 2000 lên 4,625 triệu con vào năm 2004, tăng gần gấp 10 lần. Năm 2011, sản lượng cá tra bột đạt 23,036 triệu con, tăng

21% so với năm 2010, tăng trưởng này nhờ vào sự gia tăng số lượng trại sản xuất cá tra bột. Cùng với sự tăng trưởng của sản lượng cá tra bột đó là sự tăng trưởng của sản lượng cá tra giống, năm 2000, tồn vùng chỉ có 32 triệu con đã tăng lên 975 triệu con vào năm 2004, tăng gấp 30 lần, sự tăng trưởng này nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi cá tra thương phẩm bắt đầu nở rộ từ năm 2004. Năm 2011, sản lượng cá tra giống ở ĐBSCL

đạt 2,410 triệu con, tăng 1.26% so với năm 2010, cơ bản đáp ứng đủ số lượng cho nhu

cầu nuôi cá thịt.

Mặc dù sản lượng cá tra bột và cá tra giống trong thời gian qua tăng trưởng mạnh nhưng không hiệu quả, thể hiện ở tỷ lệ sống trong quá trình ương giống từ cá bột lên cá giống. Năm 2005 có thể nói là năm có tỷ lệ sống cao nhất từ trước đến nay,

35.28%, tức là thả 100 con cá tra bột sẽ ương được 35 con cá tra giống (1.2-1.3cm

chiều cao thân), tuy nhiên tỷ lệ này ngày càng giảm, năm 2010 là 12.5%, đến năm

2011 chỉ còn 10.5%.

Cùng với tỷ lệ ương cá giống đạt thấp, chất lượng cá tra giống cũng giảm theo. Theo khảo sát các hộ nuôi cá tra thương phẩm về chất lượng cá giống thời gian qua, 73% hộ nuôi được phỏng vấn đánh giá chất lượng cá tra giống là thấp, trong đó, những hạn chế thường xuyên được nhắc đến là: cá tra giống không thuần chủng, tỷ lệ hao hụt khi thả nuôi cao, thời gian nuôi kéo dài, dễ bệnh, lờn thuốc kháng sinh.... Đây là một

vấn đề này rất đáng lo ngại, là một cản ngại lớn cho sự phát triển của nghề ni cá tra. Vì với tình hình hiện nay, để đảm bảo người ni cá có lời thì vấn đề giảm chi phí là rất quan trọng. Nhưng khi người nuôi gặp nguồn giống chất lượng thấp sẽ dẫn đến hao hụt nhiều, cá chậm lớn, chi phí tăng cao và dịch bệnh lan rộng.

Để đảm bảo chất lượng con giống, chất lượng đàn cá bố mẹ đóng một vai trò rất

quan trọng trong việc sản xuất cá tra bột. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 (RIA2) trong năm 2012 cho thấy, các cơ sở sản xuất cá tra bột ít quan tâm đến nguồn gốc đàn cá tra bố mẹ cũng như chất lượng của chúng, trong khi có tới 57.4% cá tra bố mẹ hiện nay có nguồn gốc từ ao nuôi cá thịt. Mặt khác, do chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất cá bột đã ép cá bố mẹ sinh sản khi trọng lượng có chưa đạt tiêu chuẩn (dưới 2 kg) (trước đây, cá giống lấy từ môi trường tự nhiên nuôi từ 2.5-3 tuổi, trọng lượng 4-5 kg mới bắt đầu thành thục), thức ăn không đáp ứng được

yêu cầu về chất lượng cũng như đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng cho cá bố mẹ trong giai

nhiều lần (5-6 lứa/năm). Chất lượng đàn cá tra bố mẹ đang suy thoái nghiêm trọng dẫn

đến chất lượng cá bột kém, tỷ lệ sống từ quá trình ương cá bột lên cá giống ngày càng

thấp, chi phí tăng cao, ảnh hưởng đến giá cả cũng như chất lượng cá tra giống.

Một yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cá tra giống là kỹ thuật

ương giống từ cá bột. Theo kết quả khảo sát của Vụ Ni trồng Thủy sản về tình hình

sản xuất cá tra giống năm 2011 tại vùng ĐBSCL, tình trạng người ương giống không

đánh giá chất lượng nước trước khi xây dựng trại (trên 85%), không kiểm tra chất

lượng nước trước khi cấp vào ao (hơn 35%), bơm nước trực tiếp vào ao ương mà

không qua xử lý (hơn 60%), dẫn đến nguồn nước không đảm bảo là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cá bị dịch bệnh, tỷ lệ sống thấp. Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học để xử lý ao ương không đúng cách, mật độ ương tương đối cao, việc sử dụng các vitamin, khoáng chất, men vi sinh với liều lượng quá cao so

với nhu cầu, điều trị bệnh khơng có sự tư vấn cán bộ kỹ thuật ở địa phương… cũng là

những nguyên nhân khiến tỷ lệ sống trong quá trình ương cá bột lên cá giống không cao, chất lượng cá giống chưa đảm bảo, cá tra giống dễ mắc các dịch bệnh và bị “lờn” thuốc.

Ngoài ra, vấn đề quản lý các cơ sở sản xuất cá giống và kiểm soát chất lượng cá tra giống trong thời gian qua quá lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng chất lượng con giống không đồng đều, giá cả không ổn định. Theo kết quả khảo sát của RIA2 vào năm 2012, phong trào phát triển ươm, ni cá tra giống khu vực ĐBSCL cịn q nhiều khó khăn, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên rất khó khăn trong việc kiểm sốt về chất lượng. Số hộ tham gia sản xuất giống quá lớn lại phân bố rải rác ở rất nhiều nơi nên chất lượng

giống không đồng đều. Chỉ có khoảng 1/4 số cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này có đăng ký kinh doanh và sản xuất thường xun với diện tích lớn. Cịn lại hầu hết các cơ

sở có quy mơ nhỏ, không đăng ký kinh doanh, sản xuất không ổn định, khi nào giá

giống cao thì hoạt động, khi cá giống thấp thì ngừng.

Việc kiểm dịch con giống thủy sản chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự kiểm tra được chất lượng con giống tại các cơ sở kinh doanh cũng như lưu thông trên thị

trường. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát của các tỉnh cịn q mỏng, trình độ và trang thiết bị cịn nhiều hạn chế, do đó lượng giống được kiểm tra, kiểm soát chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nhu cầu giống ni. Chỉ có 5 trên 8 tỉnh có kiểm dịch con giống; 5

kiểm tra điều kiện vệ sinh và quy trình sản xuất thức ăn, thuốc thú y; 5 đến 6 tỉnh trên tổng số 8 tỉnh có tập huấn về quản lý chất lượng, kỹ thuật sản xuất giống.

Do có nhiều vấn đề bất cập trong sản xuất cá tra giống, mà hậu quả thực tế đã quá rõ ràng là tạo ra lượng cá tra giống có kích thước nhỏ, dễ phát sinh dịch bệnh, tốc

độ sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp dẫn đến chi phí đầu vào tăng cao, gia tăng giá

thành sản xuất, lợi nhuận nghề nuôi cá tra giảm. Điều này đặt ra yêu cầu phải có quy hoạch vùng sản xuất cá tra giống tập trung, có chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng này nhằm đảm bảo cho các cơ sở hoạt động ổn định, lâu dài; các cơ quan quản lý về

giống thủy sản cần tăng cường công tác thanh kiểm tra chất lượng cá tra giống, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý giống.

2.2.1.1.3. Hoạt động nuôi trồng cá tra thương phẩm.

(1)Diện tích và sản lượng ni cá tra ĐBSCL.

Đồng bằng sơng Cửu Long có hệ thống sơng ngịi chằng chịt với 2 dịng sơng

Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài mỗi sông khoảng 220km nên điều kiện tự

nhiên khá thuận lợi cho hoạt động nuôi cá tra, cộng với kỹ thuật ni khơng q khó

nên nghề ni cá tra khu vực này phát triển mạnh. Hầu hết các tỉnh có lợi thế cho hoạt

động ni cá tra ao thâm canh đều có quy hoạch vùng ni cá tra.

Các hệ thống ni cá tra chính ở ĐBSCL là: nuôi cá tra trong ao trên cồn, bãi; nuôi đăng quầng ở vùng nước tự nhiên; và nuôi cá tra lồng bè. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống nuôi lồng bè đã giảm dần theo thời gian dựa trên sự kém hiệu quả kinh tế của mơ hình này như cá ni chậm lớn, tỉ lệ sống thấp, sự bùng phát dịch bệnh thường xuyên và sự ô nhiễm nước. Quy mô nuôi của hầu hết ao cá tra hiện nay ở ĐBSCL

thường là quy mô nuôi nhỏ.

Đồ thị 2.9 cho thấy, diện tích ni trồng cá tra đã tăng đáng kể trong thời gian

qua. Vào năm 1997, cá tra mới chỉ được nuôi ở tỉnh Tiền Giang và An Giang, với diện tích 1,290ha; đến năm 2002 nuôi cá tra đã phát triển ở 5 tỉnh với diện tích tăng lên

2,413ha; tốc độ tăng trưởng bình qn về diện tích giai đoạn 1997-2002 là

13,34%/năm. Diện tích ni cá tra trong vùng liên tục được mở rộng và thực sự phát

triển đại trà ở hầu hết tất cả các tỉnh thành của vùng ĐBSCL trong năm 2005. Từ khi cá tra được đưa vào nuôi hàng loạt, diện tích ni cá tra ĐBSCL tăng lên nhanh chóng, từ 2,413ha vào năm 2002 lên đến 5,430ha vào năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân là 9.43%/năm. Đặc biệt năm 2009, diện tích ni cá tra tăng đột biến đạt 6,512ha, tăng

21.7% so với năm 2008. Tính đến năm 2012, tổng diện tích thả ni cá tra ĐBSCL đạt 5,910ha, đạt sản lượng trên 1.28 triệu tấn. Ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ

có diện tích ni cá tra lớn nhất, chiếm trên 70% tổng diện tích ni cá tra tồn vùng.

Đồ thị 2.9: Diện tích và sản lượng ni cá tra tại ĐBSCL (1997-10/2012)

Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT và Cục Nuôi trồng Thủy sản, giai đoạn 1997-2012)

Nhìn chung, sản lượng nuôi cá tra trong thời gian qua tăng trưởng liên tục, ngoại trừ năm 2006 giảm 1.19% do diện tích ni giảm mạnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2011 là 32.5%, đạt gần 1.2 triệu tấn vào năm 2011, tăng gấp 51

lần so với năm 1997. Sản lượng cá tra nuôi ao và đăng quần tăng trưởng ngày càng cao trong khi sản lượng ni lồng bè có xu hướng ngược lại. Năm tỉnh có sản lượng lớn cung cấp trên 87% tổng sản lượng cá tra của cá nước là: Đồng Tháp (29.06%), An

Giang (24.68%), Cần Thơ (13.66%), Bến Tre (10.59%) và Vĩnh Long (9.48%).

Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cộng với kinh nghiệm thực tiễn của người nuôi đã đưa năng suất ni cá tra bình qn hàng năm trong vùng tăng liên tục

trong giai đoạn 1997-2011. Năm 1997, năng suất nuôi cá tra đạt 18.02tấn/ha tăng lên đến 216.58tấn/ha vào năm 2011 (tăng gấp 12.02 lần).

Nghiên cứu diễn biến diện tích và sản lượng nuôi cá tra ĐBSCL cho thấy công tác quy hoạch vẫn còn nhiều bất cập, khơng có sự gắn kết giữa quy hoạch với diễn biến thị trường, tình trạng tự phát và khơng có sự kiểm sốt chặt chẽ trong ni cá tra vẫn cịn phổ biến. Ni cá tra vẫn cịn nằm trong vòng lẩn quẫn như các sản phẩm

- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ha Tấn

Diện tích ni cá tra (ha) Sản lượng cá tra nuôi (tấn)

nông nghiệp khác: được m

cao – đổ xô đầu tư ao nuôi cá...

trong hoạt động nuôi cá –

(2)Cơ cấu chi phí trong ni cá tra nguy

Phân tích cơ cấu chi phí trong ni

tố tác động đến hoạt động ni cá tra. Theo phân tích giá th

đề xuất giải pháp hạ giá th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xuất khẩu bền vững cá tra đồng bằng sông cửu long , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)